Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng Tourette là một rối loạn thần kinh hiếm gặp với tỉ lệ 2/1.000 trẻ, đặc trưng bởi các chuyển động Tic lặp đi lặp lại hoặc tự phát ra những âm thanh không thể kiểm soát. Mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng nếu không điều trị đúng cách, hội chứng Tourette có thể gây phiền phức lớn cho người bệnh đến tuổi trưởng thành.
Khi nghe tên hội chứng Tourette, chúng ta có thể thấy xa lạ với căn bệnh này. Nhưng trên thực tế là bạn đã có thể gặp ở những người xung quanh mà không hề hay biết, bởi chúng ta đều bị nhầm tưởng những triệu chứng của Tourette với những thói xấu của con người. Người mắc hội chứng Tourette sức khỏe không bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng thường bị xa lánh, tự ti và ngại giao tiếp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của họ. Đặc biệt, không có nhiều người biết đến căn bệnh lạ này khiến bản thân mất đi cơ hội chữa trị. Vậy hội chứng Tourette là gì? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.
Tic là những rối loạn khiến trẻ lặp đi lặp lại các hành động rập khuôn, không chủ ý, không kiểm soát được. Tic thường được chia làm 2 loại:
Ngoài ta, Tic cũng có thể biểu hiện qua những cơn rung giật đột ngột và thoáng qua sử dụng ít nhóm cơ. Điển hình như ngoáy mũi, trợn mắt hoặc hắng giọng… Nếu không được điều trị và kiểm soát sớm, các triệu chứng Tic có thể nặng hơn gây ra tình trạng lo lắng phấn khích, rối loạn lo âu, tức giận, dễ cáu gắt...
Theo định nghĩa của các nhà khoa học, Tourette là chứng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi chuyển động Tic. Các triệu chứng ban đầu của hội chứng Tourette thường xuất hiện từ khi chúng ta còn nhỏ, điển hình từ 5 - 6 tuổi và nặng nhất trong khoảng từ 10 - 12 tuổi. Ai cũng có thể mắc căn bệnh này, trong đó, tỷ lệ nam giới bị ảnh hưởng cao gấp 4 lần so với nữ giới. Ngoài ra, tiền sử gia đình có người mắc bệnh hoặc các rối loạn co giật khác, đang mang thai cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng có thể gặp như trẻ liên tục chớp mắt, nhún vai hoặc phát ra những âm thanh kỳ lạ như tiếng động vật, tiếng xe cộ… mà không kiểm soát được. Hoặc xuất hiện những hành động đấm, đá, những cơn thở gấp đến bất ngờ. Tình trạng này có thể kéo dài đến khi trưởng thành và khiến cho người bệnh tự ti, trầm cảm.
Nguồn gốc tên hội chứng Tourette là gì? Rối loạn thần kinh này được đặt tên theo một nhà thần kinh học người Pháp - bác sĩ Georges Gilles de la Tourette, là người đã phát hiện ra căn bệnh này trên một bà cụ 86 tuổi người Pháp vào năm 1885.
Bên cạnh việc tìm hiểu hội chứng Tourette là gì thì đặc điểm của căn bệnh này cũng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Các nhà khoa học đã chỉ ra hội chứng tourette có một số đặc điểm sau:
Người bị hội chứng Tourette có thể ở mức độ đơn giản hoặc phức tạp, cụ thể:
Mức ảnh hưởng đến tương lai của hội chứng Tourette là gì? Mặc dù không đe dọa trực tiếp tới tính mạng, nhưng trẻ mắc Tourette sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống:
Theo thống kê, có khoảng 1/3 số trẻ bị Tourette vẫn có các triệu chứng tic đến suốt cuộc đời, nhưng những triệu chứng này có xu hướng giảm nhẹ theo thời gian khi trẻ lớn lên.
Hội chứng Tourette không phổ biến, hơn nữa hầu hết chúng ta đều có thể bỏ sót bệnh do nhầm lẫn với các triệu chứng bình thường ở trẻ. Đây cũng là căn bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được, do đó ba mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh để được tư vấn cũng như điều trị đúng đắn và hiệu quả. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, ba mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ nếu:
Với những thông tin chi tiết trong bài viết này, hy vọng ba mẹ sẽ nắm được cụ thể hội chứng Tourette là gì và những ảnh hưởng mà hội chứng này mang lại. Nhìn chung, dù mắc Tourette ở mức độ nào thì người thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em, do đó, hãy luôn quan sát để phát hiện sớm những bất thường ở trẻ để có thể điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
An An
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.