Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Filler là một phương pháp làm đẹp khá phổ biến hiện nay. Một số trường hợp, chị em tiêm filler xong bị nhức nên cảm thấy hoang mang. Vậy nguyên nhân tiêm filler bị nhức là gì? Cần làm gì trong trường hợp này?
Một trong số những phương pháp làm đẹp không cần phẫu thuật xâm lấn nhưng vẫn mang đến hiệu quả khá ấn tượng là tiêm filler. Dù được đánh giá khá cao về độ an toàn, nhưng vẫn có nhiều trường hợp tiêm filler bị nhức. Vậy nguyên nhân do đâu và khi nào cần đi khám bác sĩ?
Filler là gì? Đây là một kỹ thuật làm đẹp da, trẻ hóa da, khắc phục khuyết điểm trên khuôn mặt mà không cần phẫu thuật dao kéo. Chuyên viên thẩm mỹ chỉ cần sử dụng một loại kim tiêm chuyên dụng để đưa chất làm đầy xuống dưới vùng da của khu vực cần làm đẹp. Chất này sẽ giúp định hình lại, làm đầy khu vực cần thẩm mỹ và giúp vùng da ở vị trí được tiêm căng mịn, đầy đặn, trẻ trung hơn. Có thể tiêm filler vào nhiều vị trí khác nhau như tiêm filler mũi, tiêm filler làm đầy thái dương,...
Filler là một loại chất làm đầy có thành phần Hyaluronic Acid - một chất tự nhiên trong cơ thể con người. Nó giúp cấu trúc da đàn hồi, làn da căng mọng, hồng hào và trẻ trung. Khi tiêm đúng cách, nó thích nghi tốt với cơ thể và được đánh giá là khá an toàn.
Thông thường, trước khi tiêm filler, chuyên viên thẩm mỹ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn. Tại thời điểm tiêm và khoảng vài giờ sau khi thuốc mê hết tác dụng, bạn sẽ có cảm giác đau. Cảm giác đau này sẽ tự biến mất và phần lớn nó không ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc của bạn. Nhưng cũng có những trường hợp tiêm filler bị nhức khiến bạn cảm thấy hoang mang, lo lắng.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nhức sau tiêm filler. Một số nguyên nhân thường gặp nhất như:
Thông thường, tại vị trí tiêm filler sẽ có cảm giác đau nhưng sẽ giảm dần và biến mất hẳn sau vài ngày. Cũng có thể vị trí tiêm xuất hiện bầm tím nhưng vết bầm này cũng tự tan đi. Nếu cảm giác nhức trong giới hạn chịu đựng và bạn cảm thấy cảm giác đau giảm dần theo thời gian, bạn có thể yên tâm. Lúc này, bạn có thể áp dụng một số cách để xoa dịu cảm giác đau nhức như:
Ngược lại, nếu sau 3 - 5 ngày, cảm giác đau nhức không thuyên giảm, vết bầm tím không tan, xuất hiện thêm mủ hoặc mụn nước,... bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám trực tiếp. Đặc biệt, nếu thấy thị lực giảm hoặc có cảm giác đau nhức ở mắt, bạn cần thăm khám gấp để tránh biến chứng tiêm filler gây mù mắt. Một số trường hợp biến chứng, các bác sĩ sẽ tiêm giải filler (nếu loại filler được sử dụng có thành phần HA) hoặc nạo filler,...
Để phòng tránh và hạn chế tối đa tình trạng đau nhức sau khi tiêm filler, có một số nguyên tắc mà bất cứ ai muốn sử dụng phương pháp làm đẹp này đều cần nhớ như:
Nguyên tắc phòng tránh biến chứng khi tiêm filler:
Nguyên tắc để hạn chế đau nhức và giúp da nhanh phục hồi:
Sau khi tiêm filler, không những bạn cần chăm sóc tốt cho vùng được tiêm mà còn cần lắng nghe cơ thể hàng ngày. Nếu xuất hiện tình trạng tiêm filler bị nhức ngày càng gia tăng kèm theo dấu hiệu của biến chứng như: Tiêm filler bị sưng kèm mủ, giảm thị lực sau tiêm,... bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay lập tức.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.