Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Tiêm filler sau 1 năm bị sưng: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày 28/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, tiêm filler là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến giúp cải thiện ngoại hình và mang lại hiệu quả cao cho người thực hiện. Mặc dù tiêm filler là thủ thuật đơn giản và ít xâm lấn, nhưng thời gian đầu sau khi can thiệp thẩm mỹ, vùng tiêm vẫn có thể bị đau nhức, sưng đỏ do phản ứng phòng vệ của cơ thể. Tiêm filler sau 1 năm bị sưng được đánh giá là tình trạng rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra và gây hoang mang, lo lắng cho nhiều người.

Hiện tượng sưng sau khi tiêm filler là hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi nhận thấy có sự can thiệp của yếu tố bên ngoài, nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng giảm đi khi cơ thể bắt đầu thích nghi với filler. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tiêm filler sau 1 năm bị sưng nhưng lại không rõ nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này.

Tiêm filler là gì?

Tiêm filler hay tiêm chất làm đầy là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến trên toàn cầu giúp khắc phục các dấu hiệu lão hóa và khuyết điểm trên da mặt mà không cần phẫu thuật. Filler được tiêm trực tiếp vào khu vực cần điều trị với mục đích làm mờ nếp nhăn, xóa vết chân chim, bọng mắt hay lấp đầy các vùng lõm hóp như: Má hoặc môi.

Tiêm filler sau 1 năm bị sưng: Nguyên nhân và cách xử lý - 1
Tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay

Tiêm filler mang lại các lợi ích như:

  • Xóa mờ các dấu hiệu lão hóa và tăng độ đàn hồi cho da, giúp da căng bóng, săn chắc hơn;
  • Lấp đầy các vùng lõm hóp, tạo hình môi căng mọng, má baby;
  • Làm thon gọn cằm;
  • Cải thiện, cân chỉnh dáng mũi;
  • Trả lại vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn.

Để thực hiện tiêm filler, bác sĩ sẽ dùng ống tiêm chứa hoạt chất làm đầy tiêm trực tiếp vào vùng cần tác động (cằm, rãnh má, môi, viền hàm, trán… ). Hiện nay, hoạt chất phổ biến nhất được sử dụng trong tiêm filler là Axit hyaluronic (HA) – một loại chất làm đầy tự nhiên được sản xuất sẵn có trong cơ thể người.

Quá trình tiêm filler diễn ra tương đối nhanh, chỉ mất khoảng 30-45 phút và không đòi hỏi quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng sau khi hoàn thành. Hiệu quả của filler tức thì và có thể duy trì từ 6 tháng thậm chí 1-2 năm tùy thuộc vào loại filler, liều lượng và cơ địa cá nhân. Đây là một lựa chọn phù hợp cho những người muốn cải thiện ngoại hình một cách tự nhiên mà không muốn can thiệp sâu vào da.

Tiêm filler sau 1 năm bị sưng là tình trạng như thế nào?

Tiêm filler bao lâu thì hết sưng? Thông thường, sau khi tiêm filler, vùng da ảnh hưởng có thể sưng tấy và ửng đỏ trong khoảng từ 5-7 ngày. Bạn không quá lo lắng vì đây là tác dụng phụ khá phổ biến sau khi thực hiện phương pháp này. Sau đó, tình trạng sưng sẽ dần giảm và hoàn toàn hồi phục trong vòng 3 ngày.

Tiêm filler sau 1 năm bị sưng: Nguyên nhân và cách xử lý - 2
Tiêm filler sau 1 năm bị sưng là tình trạng bất thường cần xác định nguyên nhân và khắc phục

Hiếm khi xuất hiện tình trạng tiêm filler sau 1 năm bị sưng nên đây được coi là một biến chứng nghiêm trọng và cần được khám phá nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Thời gian sưng tấy sau tiêm filler dài hay ngắn thường phụ thuộc vào vị trí tiêm, cơ địa mỗi người, kỹ thuật tiêm filler và tay nghề bác sĩ.

Nguyên nhân tiêm filler sau 1 năm bị sưng

Tình trạng tiêm filler sau 1 năm sau vẫn biểu hiện sưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Quy trình tiêm: Nếu quá trình tiêm filler không đảm bảo vệ sinh vô khuẩn, không sát trùng dụng cụ và da trước khi tiêm, vi khuẩn có thể xâm nhập qua kim tiêm và gây nhiễm trùng ngay tại vùng tiêm.
  • Vấn đề chăm sóc sau tiêm: Việc chăm sóc sau tiêm không đúng cách, không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như: Không vệ sinh kỹ, va đập mạnh... có thể dẫn đến bầm tím, sưng nề vùng tiêm filler sau một năm.
  • Kỹ thuật tiêm: Nếu tiêm filler sai vị trí, không chuẩn xác hoặc tiêm trúng mạch máu có thể gây ra các biến chứng như: Viêm nhiễm, áp xe, tắc mạch máu... Điều này rất nguy hiểm và chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, không nên tự tiêm filler tại nhà hoặc các cơ sở thẩm mỹ không có cấp phép.
  • Chất làm đầy kém chất lượng: Sử dụng các loại filler cấm như: Silicon lỏng hoặc các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, giá rẻ và kém chất lượng có thể khiến cho các hoạt chất này không thể tan ra sau một năm và tắc nghẽn trong mô tế bào, gây sưng viêm, đau đớn và nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.

Đó là những nguyên nhân thường gặp khiến bạn gặp biến chứng tiêm filler sau 1 năm bị sưng. Lúc này, cần thăm khám để được chẩn đoán và xử lý kịp thời bởi các chuyên gia y tế.

Tiêm filler sau 1 năm bị sưng: Nguyên nhân và cách xử lý - 3
Chất làm đầy kém chất lượng có thể khiến tiêm filler sau 1 năm bị sưng

Cách xử lý tiêm filler sau 1 năm bị sưng

Để giải quyết tình trạng tiêm filler sau 1 năm bị sưng, bạn nên đến gặp bác sĩ. Một trong những giải pháp hiệu quả được khuyến nghị là tiêm Hyaluronidase nhằm làm tan chất filler và loại bỏ hoạt chất này khỏi cơ thể. Quá trình này đảm bảo an toàn và không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Hyaluronidase là một loại enzym có khả năng phân hủy các chất làm đầy như: Axit Hyaluronic, giúp chúng hòa tan và được loại bỏ qua các cơ chế tự nhiên của cơ thể. Kết quả là bạn sẽ lấy lại được làn da mịn màng, không còn sưng tấy. Qua đó, việc sử dụng Hyaluronidase là một phương pháp hiệu quả và an toàn để khắc phục tình trạng sưng sau khi tiêm filler được một năm.

Quá trình tiêm tan filler thường được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám vùng da bị sưng để xác định liều lượng Hyaluronidase phù hợp để tiêm.
  • Bước 2: Vùng da cần điều trị sẽ được vệ sinh và sát khuẩn kỹ lưỡng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ tiêm Hyaluronidase vào các vị trí đã được xác định trước một cách chính xác.
  • Bước 4: Sau khi hoàn thành quá trình tiêm, vùng da sẽ được vệ sinh sạch sẽ lại một lần nữa để đảm bảo tránh nhiễm trùng.
  • Bước 5: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về cách chăm sóc và bảo vệ vùng điều trị tại nhà cũng như đặt lịch hẹn tái khám nếu cần thiết.
Tiêm filler sau 1 năm bị sưng: Nguyên nhân và cách xử lý - 4
Chú ý tuân thủ phương pháp xử lý tiêm filler sau 1 năm bị sưng theo chỉ dẫn bác sĩ

Chăm sóc đúng cách sau khi tiêm filler

Để chăm sóc sau khi tiêm filler đúng cách, bạn nên tuân thủ các lưu ý sau:

  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh vùng được tiêm một cách nhẹ nhàng để tránh nhiễm trùng từ vi khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau khi tiêm filler để giảm nguy cơ da bị kích ứng.
  • Chườm đá lạnh ở vùng tiêm trong 2-3 ngày đầu sau khi tiêm filler để giảm đau, hạn chế bầm tím và ngứa ngáy.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh để giảm đau và sưng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc.
  • Uống mỗi ngày khoảng 2 lít nước để hỗ trợ quá trình phục hồi, giảm máu bầm và giúp da nhanh chóng căng bóng, tránh lão hóa.
  • Khi ngủ nên kê cao gối để tránh filler di chuyển và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ ban đầu.
  • Kiêng các hoạt động vận động mạnh, xông hơi, massage hay chạm vào vùng tiêm và tránh các chất kích thích để đảm bảo kết quả sau tiêm filler.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin để nhanh lành vết thương và ăn các thực phẩm mềm để không tác động lực lượng lên vùng da tiêm.
  • Theo dõi lịch tái khám của bác sĩ để kiểm tra kết quả và xử lý các biến chứng nếu có.

Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân gây ra tình trạng tiêm filler sau 1 năm bị sưng và cách khắc phục. Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn sử dụng chất làm đầy giúp tạo hình và trẻ hóa da một cách tạm thời. Nếu có dấu hiệu bất thường như: Ngứa ngáy, sưng tấy, nổi mẩn đỏ sau khi tiêm filler, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin