Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Tiêm uốn ván có sốt không? Mẹ bầu không thể bỏ qua!

Ngày 21/09/2023
Kích thước chữ

Bị sốt sau khi tiêm uốn ván là tình trạng phổ biến ở rất nhiều người, đặc biệt là mẹ bầu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không khỏi thắc mắc liệu tiêm uốn ván có sốt không.

Mẹ bầu là đối tượng cần được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa uốn ván. Tuy nhiên, tiêm uốn ván có sốt không lại chính là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng. Điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hay không? Nếu vẫn còn phân vân, những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Tầm quan trọng của tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến Bộ Y tế liệt kê vắc xin uốn ván vào danh sách vắc xin cần được tiêm đầy đủ trước và trong khi mang thai.

Thai phụ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các loại bệnh truyền nhiễm vì khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hơn bình thường. Từ đó, khiến cho vi khuẩn uốn ván nói riêng và các tác nhân có hại nói chung xâm nhập.

Tiêm phòng uốn ván không chỉ bảo vệ người mẹ khỏi bệnh uốn ván tử cung khi sinh con mà còn giúp trẻ có được miễn dịch thụ động. Nhờ vậy, hạn chế được nguy cơ mắc uốn ván rốn - căn bệnh có tỷ lệ tử vong lên đến 95%.

Nếu mẹ bầu không tiêm phòng uốn ván mà còn mắc các bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai thì khả năng thai chết lưu, sinh non hoặc bị dị tật bẩm sinh là rất lớn. Điều này lại càng phổ biến ở các mẹ nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Sởi, rubella, thủy đậu,...

Bên cạnh đó, vắc xin uốn ván đã được khuyến cáo là rất an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và trẻ sơ sinh nếu tuân đủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng.

Tiêm uốn ván có sốt không - Mẹ bầu không thể bỏ qua! 1
Tiêm vắc xin uốn ván đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu 

Lịch tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu

Trước khi tìm hiểu “Tiêm uốn ván có sốt không?”, mẹ bầu cần phải nắm rõ được thời gian tiêm ngừa uốn ván phù hợp. Các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên tiêm mũi đầu tiên vào 3 tháng giữa của thai kỳ và mũi cuối cách ngày dự sinh ít nhất 2 tuần.

Ngoài ra, số lượng và thời gian cụ thể của từng mũi tiêm còn phụ thuộc vào loại vắc xin, tiểu sử mang thai và thể trạng của người mẹ. Cụ thể là:

Với vắc xin uốn ván hấp phụ TT

Lịch tiêm cho phụ nữ có thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối:

  • Trường hợp chưa tiêm lần nào, hoặc không rõ lịch sử, hoặc đã tiêm 1 liều sẽ áp dụng theo TT38/2017/TT-BYT, cụ thể như sau:
    • Liều 1: Tiêm khi có thai lần đầu.
    • Liều 2: Ít nhất 1 tháng sau liều 1.
    • Liều 3: Ít nhất 6 tháng sau liều 2 hoặc lần có thai sau.
    • Liều 4: Ít nhất 1 năm sau liều 3 hoặc lần có thai sau.
    • Liều 5: Ít nhất 1 năm sau liều 4 hoặc lần có thai sau.
    • Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm hoặc lần có thai sau cách liều gần nhất ít nhất 1 năm trở lên.
  • Trường hợp đã tiêm từ 2 liều trở lên trước khi có thai (thời điểm > 1 tuổi):
    • Tiêm 1 liều cách liều gần nhất tối thiểu 6 tháng.
    • Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm hoặc lần có thai sau.
  • Trường hợp đã tiêm 3 liều cơ bản (thời điểm < 1 tuổi):
    • Liều 1: Tiêm khi có thai lần đầu.
    • Liều 2: Ít nhất 1 tháng sau liều 1.
    • Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm hoặc lần có thai sau.

Với vắc xin uốn ván - bạch hầu hấp phụ Td

  • Trường hợp đã tiêm đủ miễn dịch cơ bản bạch hầu và uốn ván:
    • Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
  • Trường hợp chưa tiêm vắc xin bạch hầu - uốn ván lần nào, hoặc không rõ lịch sử tiêm:
    • Liều 1: Lần đầu tiên tiêm.
    • Liều 2: Ít nhất 1 tháng sau liều 1.
    • Liều 3: Ít nhất 6 tháng sau liều 2.
    • Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.

Với vắc xin 3 trong 1 Boostrix

Lịch tiêm cho phụ nữ có thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối:

  • Liều 1: Tiêm lần đầu tiên.
  • Liều 2: Ít nhất 1 tháng sau liều 1.
  • Liều 3: Ít nhất 6 tháng sau liều 2.
  • Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm theo khuyến cáo.
Tiêm uốn ván có sốt không? Mẹ bầu không thể bỏ qua! 2
Tùy vào tình trạng mang thai và tiêm chủng mà số mũi tiêm sẽ khác nhau

Bảng giá vắc xin phòng bệnh uốn ván

Tiêm uốn ván hết bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều người. Dưới đây là các vắc xin uốn ván hiện có tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có thể tiêm cho phụ nữ mang thai, cùng mức giá niêm yết tương ứng mà bạn có thể tham khảo:

  • Vắc xin uốn ván hấp phụ TT: 144.000đ
  • Vắc xin uốn ván - bạch hầu hấp phụ Td: 174.000đ
  • Vắc xin 3 trong 1 Boostrix: 785.000đ

Lưu ý, trên đây là giá bán lẻ niêm yết và có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm cụ thể.

Tiêm uốn ván có sốt không?

Tiêm uốn ván có sốt không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng sốt nhẹ sau 8 - 12 tiếng tiêm phòng uốn ván là điều vô cùng bình thường nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Bên cạnh sốt, chị em mang thai còn có thể nhận thấy cũng dấu hiệu bất thường khác trên cơ thể như:

  • Đau nhức, sưng tấy tại chỗ tiêm và nổi cục cứng lên như hạch.
  • Sưng hạch bạch huyết ở gần vị trí tiêm.
  • Dị ứng, đổ mồ hôi, ớn lạnh.
  • Đau cơ bắp, đau khớp.
  • Mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Rối loạn thần kinh chức năng ở cánh tay, bả vai.

Đây là phản ứng phụ của hầu hết các loại vắc xin hiện nay, cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang sản sinh ra kháng thể để chống lại vi khuẩn uốn ván.

Tiêm uốn ván có sốt không - Mẹ bầu không thể bỏ qua! 3
Tiêm uốn ván có sốt không? Nhiều mẹ bầu cảm thấy sốt nhẹ và vô cùng mệt mỏi

Làm sao để xử lý khi mẹ bầu tiêm uốn ván bị sốt?

Tiêm uốn ván có sốt không và câu trả lời là có thể xảy ra. Tình trạng sốt dù không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ nhưng cũng khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu. Để cải thiện triệu chứng này, mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp đơn giản tại nhà sau:

  • Cởi bỏ bớt quần áo, mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Lau người bằng nước ấm trong 15 - 20 phút.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh vận động hoặc làm việc quá sức.
  • Không ngồi trước quạt và điều hòa để tránh cảm lạnh.
  • Nếu bị sổ mũi, mẹ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh đường thở.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, bao gồm: Rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, đạm, protein,...
  • Ăn thực phẩm có dạng lỏng như: Sữa, cháo, yến mạch,... để cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất.
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi. Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nếu mẹ bầu muốn dùng thuốc hạ sốt.
Tiêm uốn ván có sốt không - Mẹ bầu không thể bỏ qua! 4
Phụ nữ mang thai nên duy trì uống ít nhất 2 lít nước/ngày

Những ai không nên tiêm vắc xin uốn ván?

Tiêm vắc xin uốn ván sẽ tạo ra lớp hàng rào vô hình giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé khỏi sự tấn công của vi khuẩn uốn ván. Tuy nhiên, nếu nằm trong nhóm đối tượng sau, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện tiêm phòng uốn ván:

  • Cơ thể bị dị ứng nghiêm trọng với vắc xin ở những lần tiêm trước như: Phát ban, mẩn đỏ, sốt cao, khó thở,... đặc biệt là những phản ứng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ bầu.
  • Co giật hoặc hôn mê sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván.
  • Mắc hội chứng Guillain-Barré.
  • Mẹ bầu đang mắc các bệnh cấp tính như: Cảm cúm, ho,... ngay khi chuẩn bị tiêm vắc xin.
  • Mẹ bầu được chỉ định sử dụng một số loại thuốc đặc trị nhất định để điều trị bệnh theo đơn của bác sĩ.

Qua bài viết này, mẹ bầu đã biết được liệu tiêm uốn ván có sốt không. Hy vọng mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình mang thai, đồng thời cảm thấy an tâm hơn khi tiêm phòng vắc xin uốn ván nhé!

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, cùng nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu với giá cả hợp lý, bình ổn: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online,... Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu được đào tạo chuyên nghiệp, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, đảm bảo việc tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình và an toàn. Hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn và gia đình sự thuận tiện và an tâm khi tiêm chủng. 

Xem thêm một số loại vắc xin uốn ván:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin