Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu chi tiết phác đồ điều trị rò luân nhĩ

Ngày 28/07/2022
Kích thước chữ

Rò luân nhĩ là dị tật lành tính. Tuy nhiên, nếu lỗ rò bị viêm nhiễm, người bệnh sẽ phải điều trị để không để lại di chứng. Vậy phác đồ điều trị rò luân nhĩ cụ thể như thế nào sẽ có trong bài viết sau đây.

Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh ở trẻ tồn tại một lỗ nhỏ ở trước vành tai. Lỗ rò thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, lỗ rò luân nhĩ có thể bị viêm, sưng, có mùi hôi. Trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng cần có phác đồ điều trị rò luân nhĩ cụ thể.

Rò luân nhĩ là gì?

Bệnh rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh lành tính ở trẻ em. Biểu hiện của bệnh rõ nhất là vùng trước vành tai xuất hiện một lỗ nhỏ. Rò luân nhĩ thường xảy ra ở tuần thai thứ 6, gặp nhiều ở nữ. Dị tật này có thể quan sát thấy ngay sau sinh. Lỗ rò thường xuất hiện ở một bên tai, hoặc có thể ở cả hai bên tai.

Chẩn đoán bệnh rò luân nhĩ dựa vào đâu?

Chẩn đoán bệnh rò luân nhĩ ban đầu chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Bệnh được chẩn đoán dựa trên tình trạng viêm tai ngoài bao gồm:

  • Bệnh nhân xuất hiện sưng đau, có khi có dịch mủ ở khu vực tai ngoài.
  • Xuất hiện một lỗ nhỏ ngay giữa phần sưng đau, tụ dịch.
  • Cạnh lỗ rò có thể sờ thấy một cục nhỏ như đầu ngón tay.
  • Nếu người bệnh mắc các hội chứng về thận, tai như: hội chứng Khe - Mang - Thận, có thể người bệnh bị rò luân nhĩ.
  • Tìm hiểu bệnh sử của người mẹ như: tiểu đường thai kỳ, hoặc gia đình có người bị điếc. Gia đình có người bị bệnh thận, mắc một số dị tật bẩm sinh khác. Người bệnh dùng thuốc điều trị tuyến giáp trong thời kỳ đầu mang thai cũng rất hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh rò luân nhĩ.
phác đồ điều trị rò luân nhĩ 1 Dị tật rò luân nhĩ thường gặp ở nữ nhiều hơn nam giới

Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định chẩn đoán cận lâm sàng rồi đưa ra phác đồ điều trị rò luân nhĩ. Theo đó, việc chẩn đoán cận lâm sàng như sau:

  • Chụp CT cắt lớp vi tính nhằm phát hiện các bất thường trong cấu trúc của tai ngoài.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI mục đích là để phát hiện khối u.
  • Siêu âm thận giúp bác sĩ loại trừ khả năng bệnh nhân mắc hội chứng Branchio-Oto-Renal.
  • Ngoài ra, bác sĩ sẽ loại trừ các triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý về tai mũi họng khác. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng các chẩn đoán phân biệt.

Phác đồ điều trị rò luân nhĩ

Bệnh rò luân nhĩ không có triệu chứng thì không cần điều trị. Điều trị rò luân nhĩ chỉ được thực hiện khi lỗ rò bị nhiễm trùng. Giai đoạn viêm xoang trước não thất cấp tính phải điều trị bằng kháng sinh thích hợp. Khi có ổ áp xe, người bệnh cần được rạch và dẫn lưu. Trường hợp viêm xoang trước thất tái phát hoặc kéo dài, cần phẫu thuật cắt bỏ xoang cùng với đường dẫn. Người bệnh sẽ cần thời gian để vết mổ hồi phục hoàn toàn.

Điều trị nội khoa

Nếu nhiễm trùng rò luân nhĩ cấp tính cần điều trị nội khoa. Phương pháp này chủ yếu dùng kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng. Người bệnh cũng cần kết hợp với chườm ấm để giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức.

  • Điều trị kháng sinh: Người bệnh điều trị kháng sinh đúng loại và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự mua kháng sinh để uống. Việc này gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh, gây khó khăn cho điều trị các bệnh lý nhiễm trùng sau này.
  • Chườm ấm: giúp giảm các triệu chứng sưng tấy, đau nhức. Người bệnh dùng khăn bông sạch nhúng vào nước muối ấm, vắt khô chườm lên vùng viêm sưng.
Dị tật rò luân nhĩ thường gặp ở nữ nhiều hơn nam giới 2 Người bệnh cần điều trị kháng sinh theo đúng phác đồ điều trị rò luân nhĩ

Trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định dẫn dịch mủ. Phương pháp cụ thể như sau:

  • Chọc và hút dịch ổ áp xe: Bằng cách dùng một kim nhọn để chọc vào khối tụ dịch và hút dịch.
  • Nuôi cấy dịch mủ: Dịch mủ được lấy để nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. Phương pháp này nhằm chọn ra một loại kháng sinh đáp ứng với nhiễm trùng.
  • Rạch thoát mủ: Được dùng cho các trường hợp không thực hiện được bằng phương pháp chọc, hút mủ bằng kim hút.

Phẫu thuật rò luân nhĩ

Phương pháp tiếp cận trên não thất dưới gây mê toàn thân bằng cách cắt bỏ cục bộ bằng đường rạch sau não thất mở rộng. Phương thức này thường cho kết quả tốt hơn và không có tỷ lệ tái phát. Nếu cắt bỏ không triệt để, lỗ rò luân nhĩ sẽ tái nhiễm trùng với lệ khoảng 42%.

Phương pháp cắt bỏ hết xoang trước não thất được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ rạch một đường hình elip xung quanh hố xoang. Sau đó, bác sĩ sẽ mở rộng ra phía trên và phía sau vào rãnh sau màng cứng.
  • Bác sĩ sẽ bóc tách bằng thiết bị rút xương chũm tự giữ để xác định vùng thái dương. Việc này nhằm giới hạn giữa của phần bóc tách, và tiếp tục qua sụn của vòng xoắn trước, được coi là rìa sau của bóc tách.
  • Trong quá trình bóc tách, bác sĩ sẽ loại bỏ mô bề mặt của cân mạc thái dương cùng với xoang trước não thất. Để loại bỏ hoàn toàn biểu mô, một phần sụn hoặc màng sụn của vòng xoắn ở đáy xoang cũng được cắt bỏ.
  • Bác sĩ sẽ khâu da bằng chỉ và dẫn lưu dịch sau khi bóc tách xong.
  • Bông băng và ống dẫn lưu được gỡ bỏ sau 24 giờ phẫu thuật. Người bệnh dùng một đợt thuốc kháng sinh, kháng viêm trong 5 ngày.
  • Vết thương sẽ hồi phục sau 7 ngày và có thể cắt chỉ.
phác đồ điều trị rò luân nhĩ 3 Nếu vết rò có ổ áp xe, người bệnh có thể phải phẫu thuật

Phòng bệnh viêm nhiễm lỗ rò luân nhĩ như thế nào?

Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh nên việc phòng ngừa viêm nhiễm chủ yếu là giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Người bệnh tuyệt đối không được bóp nặn tại vị trí lỗ rò.

Người bệnh hoàn toàn chung sống cả đời với dị tật rò luân nhĩ mà không xảy ra biến chứng gì. Ngược lại, một số trường hợp người bệnh không vệ sinh lỗ rò luân nhĩ đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường. Nếu người bệnh để lỗ rò bị viêm, rỉ dịch, gây ra áp xe sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến thính giác.

Lỗ rò rỉ dịch nhờn, sưng đau, phình lớn, người bệnh cần được đưa đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín. Người bệnh cần chủ động thăm khám để có phác đồ điều trị điều trị rò luân nhĩ kịp thời.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin