Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong trường hợp bệnh nhân cần lắp mắt giả, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tái tạo cùng đồ. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về quy trình thực hiện phẫu thuật để tái tạo cùng đồ cũng như những biến chứng có thể xảy ra.
Trong trường hợp cần lắp mắt giả cho người bệnh, phẫu thuật tái tạo cùng đồ là kỹ thuật điều trị cạn cùng đồ cần thiết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật này. Vậy phẫu thuật tạo cùng đồ khi nào được chỉ định? Quy trình thực hiện ra sao?
Với những bệnh nhân cần lắp mắt giả nhưng bị cạn cùng đồ sẽ được phẫu thuật để tạo cùng đồ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt mắt giả. Đây là phẫu thuật nằm trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa, được ban hành kèm Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật tạo cùng đồ trong các trường hợp bệnh nhân bị cạn cùng đồ không lắp được mắt giả và:
Phẫu thuật tái tạo cùng đồ chống chỉ định trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc tình trạng sức khỏe toàn thân của người bệnh không cho phép phẫu thuật.
Trước khi bước vào cuộc phẫu thuật tạo cùng đồ, từ đội ngũ nhân sự, bệnh nhân, trang thiết bị và dụng cụ, hồ sơ bệnh án của người bệnh,… đều cần được chuẩn bị đầy đủ. Cụ thể là:
Bác sĩ sẽ kiểm tra lại hồ sơ của người bệnh kỹ càng trước khi tiến hành phẫu thuật. Khi người bệnh sẵn sàng, cuộc phẫu thuật sẽ bắt đầu:
Bệnh nhân bị cạn cùng đồ do xơ hóa tổ chức kết mạc sẽ được ghép niêm mạc. Kỹ thuật cụ thể như sau:
Trường hợp bệnh nhân bị cạn cùng đồ dưới do lật mi bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tái tạo cùng đồ bằng cách cố định cùng đồ vào màng xương.
Nếu bệnh nhân bị cạn cùng đồ do teo mỡ hốc mắt, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để ghép mỡ hốc mắt. Quy trình thực hiện như sau:
Phẫu thuật tái tạo cùng đồ không phải cuộc phẫu thuật quá phức tạp. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể phải đối mặt với một số tai biến tiềm ẩn. Phổ biến nhất là tình trạng xuất huyết hốc mắt, đau hốc mắt. Tình trạng này cần được theo dõi sát, nếu có máu tụ hốc mắt bác sĩ sẽ dẫn lưu khi cần thiết.
Một số nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật cũng có thể xảy ra. Khi có nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách vệ sinh vết mổ hàng ngày, dùng kháng sinh phù hợp để hạn chế tình trạng xấu đi.
Sau khi thực hiện phẫu thuật tạo cùng đồ, người bệnh cần được tái khám theo lịch sau 1 ngày, sau 1 tuần, sau 1 tháng. Thông thường, sau khi thực hiện các phẫu thuật trên khoảng 1 tháng, người bệnh có thể đặt mắt giả.
Ngoài ra, thời điểm người bệnh có thể lắp mắt giả phụ thuộc vào tình trạng phục hồi trong từng trường hợp cụ thể. Khi vết phẫu thuật khô, sạch theo đánh giá của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể được lắp mắt giả.
Tóm lại, phẫu thuật tái tạo cùng đồ là cần thiết trong trường hợp bệnh nhân cần lắp mắt giả nhưng bị cạn cùng đồ. Tùy từng trường hợp cụ thể và nguyên nhân dẫn đến cạn cùng đồ, các kỹ thuật thực hiện phẫu thuật sẽ khác nhau. Để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, người bệnh nên được thăm khám, phẫu thuật và theo dõi ở các cơ sở chuyên khoa uy tín.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.