Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau mổ, bệnh nhân cần được chăm sóc tốt để tránh tình trạng nhiễm trùng vết mổ, làm ảnh hưởng đến thời gian hồi phục và có nguy cơ khiến bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đối với nhiễm trùng vết mổ, bạn cần phát hiện sớm để kịp thời xử lý, tránh những biến chứng nghiêm trọng như hoại tử.
Nhiễm trùng vết mổ là tình trạng tại vị trí phẫu thuật bị nhiễm khuẩn sau 30 ngày mổ đối với những trường hợp phẫu thuật không cấy ghép và trong khoảng 1 năm đối với phẫu thuật cấy ghép bộ phận nhân tạo. Tình trạng nhiễm trùng được chia thành 3 dạng:
Đây là tình trạng nhiễm khuẩn đã xảy ra khi người bệnh thực hiện phẫu thuật sau 30 ngày và chỉ xảy ra tình trạng nhiễm trùng ở da và các tổ chức dưới da. Một số triệu chứng bệnh nhân thường gặp:
Nhiễm trùng vết mổ sâu là trường hợp phẫu thuật có sử dụng dụng cụ cấy ghép và sau khoảng 30 ngày hoặc 1 năm sau phẫu thuật xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn. Khi đó, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như:
Người bệnh bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện tình trạng phù nề tại vết mổ hoặc có những biểu hiện bất thường khác khi xét nghiệm, thăm khám hoặc khi chụp X-quang.
Đây là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở bất kỳ một bộ phận nào trong cơ thể. Bệnh nhân có thể có một số biểu hiện như:
Bên cạnh đó các tình trạng áp xe hoặc các biểu hiện khác do tình trạng nhiễm trùng có thể được phát hiện trong quá trình thăm khám, chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm. Nếu gặp bất kỳ tình trạng bất thường nào ở vết mổ, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được xử lý sớm, tránh nguy cơ biến chứng.
Vết mổ đỏ, sưng, tích tụ dịch mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ
Nhiễm trùng vết mổ có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân gây ra tử vong ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật không thành công. Nếu không sớm xử lý những tình trạng này, người bệnh sẽ đối mặt với những hậu quả không đáng có như thời gian nằm viện lâu hơn, chi phí điều trị tăng lên. Trong các loại phẫu thuật thì phẫu thuật cấy ghép có nguy cơ nhiễm trùng cao nhất nên các bạn cần phải lưu ý.
Đa phần các trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ sẽ được bác sĩ kê toa các loại thuốc kháng sinh để chấm dứt tình trạng nhiễm trùng, thời gian lành vết thương nhanh hơn, sức khỏe sớm hồi phục. Sẽ tùy vào từng loại nhiễm trùng và mức độ nhiễm trùng khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp, kê toa thuốc kháng sinh phù hợp. Trong một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật lại để loại bỏ dịch mủ trong cơ thể hoặc tháo bỏ dụng cụ cấy ghép vào cơ thể nếu nó là nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng.
Thuốc kháng sinh để chấm dứt tình trạng nhiễm trùng
Khi tiến hành phẫu thuật, cần đảm bảo tính vô khuẩn trong mỗi cuộc phẫu. Sát khuẩn tay trước khi phẫu thuật, đeo găng tay, khẩu trang, áo choàng, đội mũ trùm kín tóc. Bên cạnh đó, tuyệt đối không đeo trang sức, cắt ngắn móng tay khi vào phòng phẫu thuật.
Trước khi phẫu thuật: Bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của mình như các loại thuốc đang dùng, nguy cơ dị ứng,... để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng sau khi mổ. Trước giờ phẫu thuật, bệnh nhân tuyệt đối không được hút thuốc lá hay làm xước da.
Sau khi phẫu thuật: Không được tự ý tháo băng gạc hay chạm vào vết thương, phải tuân thủ rửa tay bằng chất khử khuẩn, xà phòng trước và sau khi chăm sóc vết mổ.
Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc vết thương của bác sĩ. Bệnh nhân cần phải thay băng do bác sĩ hướng dẫn đến khi vết thương cắt chỉ và lành hẳn. Khi rửa vết thương, cần đảm bảo tay đã được khử khuẩn sạch sẽ. Một số dụng cụ hỗ trợ trong bước chăm sóc vết thương này là nước muối sinh lý và bông y tế. Bạn chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý vào bông y tế, sau đó thấm nhẹ vào vết thương, nên rửa lan rộng khoảng 5cm để đảm bảo vết thương và vùng da xung quanh được sạch sẽ.
Lưu ý đối với bông y tế bạn nên chọn các loại không xơ, thành phần an toàn với da nhạy cảm để tránh làm tổn thương vết mổ. Nếu bạn chưa biết chọn loại bông nào cho phù hợp thì bông y tế Quick Nurse là một sự lựa chọn bạn có thể cân nhắc. Sản phẩm này được làm từ 100% cotton, không sợi xơ và thấm nước tốt nên hoàn toàn có thể sử dụng để lau vết thương. Bông y tế này có loại 1kg, rất tiết kiệm và tiện lợi cho việc rửa vết thương cũng như sử dụng trong mục đích lau chùi khác.
Sau khi tiến hành rửa vết thương xong, bạn cần lau khô và băng vết mổ lại bằng băng gạc sạch.
Bông y tế Quick Nurse loại 1 kg
Như vậy với bài viết trên, nhà thuốc Long Châu đã cung cấp đến bạn thông tin về tình trạng nhiễm trùng mổ sau khi phẫu thuật cũng như cách xử lý. Nếu thấy tình trạng bất thường sau phẫu thuật như sưng tấy, đau nhức, chảy mủ, chảy mủ, vết thương có mùi hôi,... bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ xử lý.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.