Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh ghép chống chủ (GVHD) do truyền máu có thể cấp tính và mạn tính, cũng gặp ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch mạnh.
Bệnh ghép chống chủ (GVHD) do truyền máu là một biến chứng nghiêm trọng, đôi khi đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân khi ghép tế bào tạo máu (thường được gọi là ghép tủy xương hoặc ghép tế bào gốc).
GVHD có thể xảy ra sau khi ghép dị thân. Có 2 loại ghép dựa trên nguồn tế bào tạo máu: dị thân và tự thân. Ghép dị thân khi ghép các tế bào từ một người khác. Ghép tự thân khi các tế bào được lấy từ bệnh nhân.
GVHD xảy ra khi các tế bào miễn dịch từ người hiến tặng (mảnh ghép) nhận ra bệnh nhân, các tế bào và mô bình thường (vật chủ) là ngoại lai và tấn công chúng. Các triệu chứng phản ứng miễn dịch phụ thuộc vào phần nào của cơ thể bị tổn thương.
GVHD xảy ra ở khoảng 20-50% bệnh nhân sau ghép. Nó có thể phát sinh bất cứ lúc nào sau khi cấy ghép. Một khi nó xảy ra, bệnh ghép chống chủ có thể khó điều trị và trong trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng.
GVHD có 2 loại:
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Chúng có thể bao gồm:
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Chúng có thể bao gồm:
Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh ghép chống chủ bao gồm:
Bác sĩ sẽ thực hiện các bước để giúp ngăn ngừa GVHD:
Bệnh nhân và gia đình được khuyến khích đóng vai trò tích cực trong việc giúp ngăn ngừa GVHD:
Bệnh nhân sẽ được theo dõi rất chặt chẽ các dấu hiệu của GVHD. Quá trình này có thể bao gồm khám thực thể, hỏi bệnh sử, xét nghiệm sinh hóa và chẩn đoán hình ảnh.
Xét nghiệm chuyên sâu hơn phụ thuộc vào các loại triệu chứng. Các xét nghiệm này có thể bao gồm lấy một mẫu mô thông qua sinh thiết, nội soi, xét nghiệm sinh hóa và chẩn đoán hình ảnh.
Điều trị nhằm mục đích ngăn chặn phản ứng miễn dịch quá mức của người hiến và điều chỉnh hệ thống miễn dịch người nhận để không tấn công các mô chủ bình thường. Điều trị có thể khác nhau giữa các bệnh nhân dựa trên các triệu chứng của họ.
Corticosteroid như methylprednisolone, dexamethasone và prednison là các thuốc điều trị chính cho GVHD. Thuốc có thể dùng qua đường tĩnh mạch, đường uống, bôi kem hoặc thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt hoặc nước súc miệng.
Các loại thuốc khác có thể bao gồm thuốc ức chế miễn dịch (như những thuốc được liệt kê ở trên trong phần Phòng ngừa), liệu pháp miễn dịch và liệu pháp điều trị đích.
Phương pháp trị liệu bằng tia cực tím (UV) và điều trị quang ngoại bào (ECP) là 2 liệu pháp mà cả hai đều sử dụng ánh sáng để điều trị GVHD.
Quang trị liệu bằng tia cực tím sử dụng bức xạ UVB để chữa lành các vấn đề về da do GVHD gây ra.
ECP liên quan đến việc thu thập máu và tách nó thành các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Các tế bào bạch cầu được điều trị bằng thuốc và tiếp xúc với tia cực tím (UV). Sau đó, các tế bào này, cùng với các tế bào máu khác, được đưa trở lại cơ thể. Các tế bào được điều trị này có thể kích thích hệ thống miễn dịch để giúp chống lại GVHD.
Thủy Phan
Nguồn Tham Khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.