Hiện tượng nói lắp của trẻ giữa tuổi mẫu giáo là một tật khá phổ biến và cần rèn luyện ngay từ khi trẻ còn nhỏ để tránh trở thành mãn tính.
Hiện tượng nói lắp của trẻ giữa tuổi mẫu giáo
Nói lắp là một dạng rối loạn trong giao tiếp mà trong đó, người nói lặp đi lặp lại hoặc kéo dài nhiều âm thanh, từ ngữ hay trọng âm, khiến cho mạch giao tiếp bị gián đoạn. Với trẻ em bị tật nói lắp, chúng biết những gì mình muốn nói nhưng không thể nói ra dễ dàng.
Hiện tượng nói lắp của trẻ giữa tuổi mẫu giáo thường xuất hiện khi trẻ lên 2 - 4 tuổi. Lúc trẻ đã biết nói những cụm từ ngắn có ý nghĩa hiện tượng rất hiếm khi xảy ra. Trong thực tế, trẻ nói lắp vẫn sử dụng được câu nói đơn giản tuy mất thời gian. Trong đời sống, khoảng 5% trẻ có thể bị nói lắp chỉ trong một khoảng thời gian rồi tự khỏi. Phần nhiều khoảng 80% trẻ em nói lắp sẽ tự khỏi.
Hiện tượng nói lắp của trẻ giữa tuổi mẫu giáo có bình thường không?
Làm sao biết con có hiện tượng nói lắp của trẻ giữa tuổi mẫu giáo
Không giống như các đứa trẻ cùng tuổi bình thường khác, trẻ nói lắp gặp vấn đề đặc biệt khi:
- Phát âm từ đầu tiên trong câu, hoặc khi bắt đầu nói các từ nào đó.
- Trẻ cảm thấy bị căng thẳng, nên phải kéo dài và phóng đại âm thanh của từ.
- Dường như bị kẹt, không thể phát ra âm thanh hay nói ra từ ấy.
Nguyên nhân hiện tượng nói lắp của trẻ giữa tuổi mẫu giáo
Về nguyên nhân nói lắp ở trẻ giữa tuổi mẫu giáo còn chưa thật rõ ràng, bởi vậy còn có những ý kiến khác nhau:
Do chấn thương ở trẻ sơ sinh
Trong một số trường hợp đẻ khó phải dùng forceps cặp vào đầu thai nhi để lôi ra khỏi bụng mẹ. Hoặc trẻ va đầu vào vật cứng gây tổn thương vùng Broca cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nói lắp của trẻ giữa tuổi mẫu giáo.
Hiện tượng nói lắp của trẻ giữa tuổi mẫu giáo do chấn thương
Cũng có nghi vấn cho rằng khi thai nghén, sản phụ mắc một bệnh nào đó và đã gây tổn thương cho não trong đó có trung tâm ngôn ngữ của thai nhi. Hoặc trẻ nhỏ mắc phải một bệnh ở não hoặc màng não (như viêm não, viêm màng não) sau khi điều trị khỏi đã để lại tỳ vết ở trung tâm ngôn ngữ.
Khủng hoảng tình cảm
Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học thì khủng hoảng tình cảm, chẳng hạn như một cú sốc, hoặc một chuyện nào đó thời thơ ấu xảy ra có khả năng làm cho trẻ mắc tật nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội này theo thời gian trở thành thói quen khiến trẻ nói lắp.
Khủng hoảng tình cảm cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nói lắp ở trẻ
Đoạn tách rời trên vỏ não ngăn tín hiệu lưu thông
Gần đây nhất, một nhóm các nhà khoa học thuộc các trường đại học Hamburg và Gottingen (CHLB Đức) đã nghiên cứu qua kỹ thuật chụp cộng hưởng từ của não của người bị tật nói lắp, và rút ra nhận xét: Ở những người nói lắp có những đoạn tách rời vỏ não ngăn những tín hiệu lưu thông bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ, hậu quả là nói lắp, không thể nói chuyện lưu loát.
Biện pháp khắc phục tình trạng nói lắp ở trẻ
Trẻ ở vào độ tuổi giữa mẫu giáo bị hạn chế vốn từ vựng và kỹ năng cú pháp. Nên mới nghe, tưởng như trẻ nói lắp nhưng thực ra lúc ấy trẻ đang dò dẫm để thực hiện kỹ năng ngôn ngữ tốt. Trong trường hợp này, bạn sẽ thấy trẻ dần dần tiến bộ trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên nếu trẻ thực sự nói lắp, lâu dần sẽ trở thành tật mãn tính. Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng nói lắp của trẻ giữa tuổi mẫu giáo giúp quá trình khắc phục dễ dàng hơn.
- Quan tâm và khắc phục vấn đề căng thẳng thần kinh của trẻ. Nếu trẻ nói lắp do xúc động, cáu gắt hãy gợi ý trẻ diễn đạt vấn đề khi đã hoàn toàn bình tĩnh trở lại.
- Dạy trẻ nói chậm, rõ ràng, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Để trẻ nói những câu ngắn, nếu có từ mới, mẹ nên giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu.
- Không ngắt lời trẻ khi trẻ đang nói, lặp lại một cách chính xác câu trẻ nói. Để trẻ nói lại theo bạn là một phương pháp khắc phục tật nói lắp ở trẻ mà đa số các bác sĩ đều khuyên bố mẹ nên thực hiện.
- Chỉ trả lời câu hỏi của trẻ khi trẻ đã hỏi xong, không trả lời trong khi trẻ đang nói hay lái trẻ sang chủ đề khác khiến trẻ quên mất nội dung cần biểu đạt.
- Để trẻ nói một cách tự nhiên trong môi trường giao tiếp không có tình trạng nói lắp để trẻ diễn đạt lời nói một cách trôi chảy.
Chữa hiện tượng nói lắp của trẻ giữa tuổi mẫu giáo không khó, nhưng đòi hỏi bố mẹ phải hiểu bé, đồng thời cần phải kiên nhẫn với bé, không ép buộc hay dọa dẫm khiến trẻ sợ hãi. Kiên nhẫn là cách khắc phục tật nói lắp ở trẻ hiệu quả nhất. Bởi chỉ khi kiên nhẫn với trẻ thì trẻ mới hiểu và bình tĩnh diễn đạt từ ngữ mà chúng định nói.
Kiên nhẫn là cách khắc phục tật nói lắp ở trẻ hiệu quả nhất
Đa số trẻ nói lắp có thể nói bình thường trở lại sau một thời gian, do vốn từ của trẻ đã đầy đủ hơn, trẻ cũng tự tin hơn trong việc thể hiện lời nói. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng nói lắp của trẻ giữa tuổi mẫu giáo kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt, bố mẹ cần chú ý phát hiện, tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục tật nói lắp ở trẻ càng sớm càng tốt.
Giang Na