Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hôi miệng dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ là tình trạng rất nhiều người đang gặp phải. Nguyên nhân có thể do hơi thở có mùi từ dạ dày gây nên. Vậy hôi miệng từ dạ dày là gì và khắc phục như thế nào?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu khi nói, hoặc cười. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng hơi thở có mùi hôi lại khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp hàng ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và làm việc.
Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ ai, ngay cả trẻ em mới sinh. Mùi hôi miệng có thể sinh ra từ thức ăn còn sót lại trong kẽ răng do vệ sinh không sạch sẽ, bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, sâu răng… Không chỉ vậy, hơi thở có mùi còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng hôi miệng từ dạ dày.
Chúng ta thường biết nguyên nhân chính gây ra hôi miệng là do vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mùi. Bên cạnh đó là do các yếu tố bệnh lý răng miệng gây ra. Tuy nhiên, nhiều trường hợp hơi thở có mùi còn do các cơ quan trong hệ tiêu hóa, điển hình là dạ dày.
Hôi miệng từ dạ dày là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không phải xuất phát từ khoang miệng. Người bệnh bị hôi miệng do mắc các bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, hở van dạ dày, viêm dạ dày… Những bệnh lý này khiến dịch dạ dày, mùi thức ăn bốc ngược lên khoang miệng, gây ra mùi hôi.
Ngoài lý do vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ hoặc mắc bệnh lý nha khoa, chúng ta có thể bị hôi miệng do các bệnh lý dạ dày. Hôi miệng dạ dày thường rất khó xác định nhưng để có phương án điều trị đúng cách thì việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số bệnh lý dạ dày có thể gây hôi miệng.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hơi thở có mùi từ dạ dày là do bệnh trào ngược dạ dày. Đây là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Các dịch vị này có tính axit rất mạnh khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương. Tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây ra hôi miệng.
Thông thường, rất khó xác định nguyên nhân gây hôi miệng. Nhưng bạn có thể nhận biết hôi miệng từ dạ dày nếu đang có các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi… Để chẩn đoán chính xác, bạn nên đi khám và thực hiện nội soi dạ dày.
Ở người bình thường, van dạ dày luôn trong trạng thái đóng chặt và chỉ mở ra khi ăn uống. Tuy nhiên, ở một số người mắc bệnh lý dạ dày, van này luôn mở khiến dịch vị và mùi thức ăn dễ trào ngược lên thực quản và cuống họng.
Vi khuẩn HP dạ dày là một trong những “thủ phạm” gây hôi miệng mà rất ít người biết tới. HP thường tồn tại bên dưới lớp niêm mạc dạ dày, cư trú bên trong dạ dày và gây ra các vết loét, viêm nhiễm. Dạ dày bị viêm do HP sẽ tạo ra khí dimetin sunfua, sunfua và metin mecaptan, gây ra mùi hôi khó chịu khi giao tiếp.
Tình trạng hơi thở có mùi gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Do đó, tìm ra nguyên nhân và cách chữa dứt điểm càng sớm càng tốt là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Với những trường hợp trào ngược dạ dày, viêm dạ dày kéo dài, việc chữa bằng thuốc là khá phổ biến. Tùy vào bệnh lý và tình trạng bệnh cụ thể sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ sử dụng thuốc phù hợp. Trong đó, một số nhóm thuốc thường được sử dụng như:
Trường hợp hôi miệng do dạ dày nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dân gian để cải thiện tình trạng hôi miệng.
Hy vọng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chứng hôi miệng từ dạ dày. Từ đó, tìm ra nguyên nhân cụ thể để có biện pháp chữa trị kịp thời lấy lại hơi thở thơm tho và tự tin trong giao tiếp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.