Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay tình trạng chậm nói ở trẻ sơ sinh diễn biến phức tạp hơn khi có khoảng 20% trẻ em chậm nói hoặc có biểu hiện rối loạn hành vi khi thể hiện điều mình muốn nói. Bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra, chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có phương pháp xử lý kịp thời.
Một số nguyên nhân như trẻ tự kỷ, sinh non, khả năng nghe kém... có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, nhận thức và sự phát triển của trẻ em. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bé chậm nói để phòng ngừa được những biến chứng và biện pháp điều trị kịp thời.
Trẻ mắc một số chứng bệnh như hở hàm ếch, lưỡi ngắn bất thường làm hạn chế cử động của đầu lưỡi và khả năng phát âm của trẻ. Lúc này trẻ không kiểm soát được các cơ và phần cơ thể dùng để nói như môi, lưỡi hoặc hàm, khiến trẻ không thực hiện việc tạo một số từ nhất định. Lúc này mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chữa bệnh, giúp trẻ mau lấy lại khả năng phát âm và nói chuyện.
Trẻ sinh non cũng dễ mắc nguy cơ chậm nói vì lúc này những cơ quan chưa hoàn thiện, làm ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ được chăm sóc cẩn thận và dinh dưỡng đầy đủ thì chứng chậm nói này sẽ được cải thiện đáng kể.
Với những trẻ bước vào độ tuổi tập nói, trẻ sẽ phản ứng với những tiếng động như tiếng cười hay tiếng nói ríu rít, nhưng với những trẻ bị khuyết tật trí tuệ thì não sẽ không hình thành phản ứng này hoặc phản xạ kém, trẻ cũng chỉ biết nhìn và dường như cũng không tìm kiếm nguồn âm thanh phát ra, đây cũng là một biểu hiện của trẻ chậm nói.
Những trẻ bị tự kỷ cũng gặp khó khăn trong việc phát ra lời nói hoặc sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp. Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ, đây là một phản ứng bình thường của não bộ khi trẻ bị tự kỷ do xuất hiện rối loạn thần kinh.
Trẻ thường học nói bằng cách bắt chước những âm thanh chúng nghe thấy xung quanh và cải thiện kĩ năng này hằng ngày thông qua những cuộc nói chuyện với mẹ. Tuy nhiên nếu như trẻ vẫn không nói hoặc chậm nói thì mẹ nên kiểm tra thính lực để biết chính xác nguyên nhân, từ có cách cách chữa trị đúng cách.
Những bệnh lý về thính giác có thể khiến trẻ chậm nói, không thể bắt chước các từ hoặc nói trôi chảy như:
Viêm tai giữa là bệnh rất thường gặp ở trẻ khiến cho con dễ bị nhiễm trùng tai, làm tắc nghẽn ống thính giác ảnh hưởng đến khả năng nghe nói. Nếu trẻ bị viêm tai giữa không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như mất thính giác, thủng màng nhĩ biểu hiện qua việc trẻ thường xuyên cảm thấy đau tai, trong tai có mủ...
Suy giảm thính lực là nguyên nhân khiến nhiều trẻ đến tuổi phải biết nói nhưng không chịu nói gì và không phản ứng với mọi thứ âm thanh xung quanh. Bạn có thể nhận biết trẻ nghe kém thông qua những biểu hiện:
Quá chiều con, không tạo điều kiện cho con nói như luôn đáp ứng ngay những nhu cầu của trẻ mà không để cho con tự biểu đạt qua hành động và lời nói, cũng như không khuyến khích con nói khi muốn yêu cầu việc gì đó.
Bố mẹ lười nói chuyện với con hoặc không có phản ứng khen ngợi khi trẻ nói bập bẹ. Nhiều ba mẹ thương than phiền rằng họ không có thời gian để nói chuyện với con, cũng như không hào hứng, khen ngợi trẻ khi con bắt đầu ê a những từ mới. Sự mất kiên nhẫn của ba mẹ sẽ khiến trẻ không được động viên cũng như lắng nghe để bắt chước giọng nói của cha mẹ, từ đó giảm khả năng ghi nhớ và nói chuyện.
Nhiều phụ huynh nghĩ răng cho trẻ xem tivi có thể giúp con học hỏi và tiếp thu được những điều mới lạ nhưng sự tập trung của trẻ khi xem tivi sẽ khiến cho bé lười nói chuyện, đồng thời ảnh hưởng đến mắt và khiến trẻ dễ mắc các dị tật khúc xạ. Thay vì để trẻ ở nhà xem tivi thì mẹ hãy cho trẻ vui chơi bên ngoài, không chỉ khiến trẻ vui hơn mà còn giúp trẻ biết nói nhanh hơn.
Để nhận biết sớm nguyên nhân trẻ chậm nói thực sự là một thách thức với gia đình và đòi hỏi ba mẹ phải chú ý quan sát hoạt động hằng ngày của trẻ và có hiểu biết để đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế kịp thời.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.