Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bé nhà bạn không chỉ chậm tăng cân, mà còn thấp bé hơn so với các bạn cùng tuổi, dù bé ăn khá nhiều. Vậy bé chậm tăng cân phải làm sao?
Trẻ chậm tăng cân và chiều cao đang trở thành vấn đề phổ biến. Vậy bé chậm tăng cân phải làm sao? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ từ 2 đến 6 tuổi chậm tăng cân và 6 cách hữu ích để giúp trẻ tăng cân hiệu quả.
Trong giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi, trẻ bắt đầu trở thành những cô bé, cậu bé năng động và tò mò, sẵn lòng khám phá thế giới xung quanh. Để làm điều này, cơ thể của trẻ cần phải khỏe mạnh.
Cân nặng là một chỉ số quan trọng giúp bố mẹ theo dõi sức khỏe và phát triển của con. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con không tăng cân đúng cách, thậm chí có trẻ không tăng cân và có vẻ nhỏ bé hơn so với bạn đồng trang lứa.
Vậy, làm sao để nhận biết bé tăng cân chậm? Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ 2 – 6 tuổi chậm tăng cân hoặc không tăng cân:
Nhiều bậc phụ huynh thường tự hỏi tại sao con cái của họ lại phát triển chậm về cân nặng. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến trẻ không tăng cân:
Thực tế, việc trẻ phát triển chậm không phải là một bệnh mà thường là dấu hiệu cho thấy bé có thể đang gặp vấn đề về việc nhận đủ dinh dưỡng để phát triển.
Trong một số trường hợp, bé không tăng cân hoặc tăng cân chậm có thể do vấn đề về sức khỏe. Điều này gây lo lắng cho nhiều bậc cha mẹ về việc liệu việc tăng cân kém có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không và có nguy hiểm không?
Câu trả lời chính là: Việc bé tăng cân chậm sẽ trở thành một vấn đề đáng lo ngại nếu nó làm giảm sự phát triển bình thường của bé, đặc biệt là trong những năm đầu đời khi não bộ của bé đang phát triển.
Không ít cha mẹ băn khoăn về việc bé chậm tăng cân phải làm sao? Làm sao để bé tăng cân đều? Dưới đây là 8 cách giúp bé tăng cân hiệu quả:
Khi phát hiện con mình chậm tăng cân, các bậc phụ huynh nên đảm bảo rằng bé được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm.
Thường thì trẻ em thích ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt không giàu dinh dưỡng hoặc chỉ thích ăn một loại đồ ăn như mì gói, cơm chiên trứng,... Việc ăn các loại thực phẩm thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài có thể dẫn đến việc bé ăn nhiều nhưng vẫn tăng cân chậm chạp hoặc không tăng cân.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ tăng cân? Để bé tăng cân nhanh chóng, hãy đảm bảo rằng bé được cung cấp đủ:
Muốn bé tăng cân, bạn cần đảm bảo thêm dầu và mỡ vào chế độ dinh dưỡng của bé. Chất béo rất quan trọng trong quá trình tăng cân của trẻ nhỏ.
Việc bổ sung dầu và mỡ vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé không chỉ giúp cung cấp năng lượng mà còn thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của cơ thể bé. Thực tế, lượng năng lượng mà chất béo cung cấp thường cao hơn so với carbohydrate và protein.
Để giúp bé tăng cân nhanh chóng, một phương pháp hiệu quả là chia nhỏ khẩu phần ăn và tăng số lượng bữa ăn trong ngày.
Nếu bé ăn nhiều mà không tăng cân, có thể do bé ăn quá nhiều trong một bữa, gây ra cảm giác ngấy và khó tiêu, dẫn đến việc chậm tăng cân. Thay vì cho bé ăn nhiều trong một lần, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày.
Cách nhau khoảng 2 - 3 giờ giữa các bữa ăn giúp dạ dày bé tiêu hóa thức ăn, cũng như tạo thời gian đủ để bé đói và có hứng thú ăn khi đến bữa tiếp theo. Bằng cách này, bạn có thể giúp bé tăng cân một cách hiệu quả.
Để giúp bé 2 - 6 tuổi tăng cân, đặc biệt là khi bạn đang tìm cách giải quyết vấn đề về dinh dưỡng, sữa và các sản phẩm từ sữa là lựa chọn hàng đầu. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, hoàn hảo cho sức khỏe của trẻ nhỏ với hàm lượng cân đối và tỉ lệ phù hợp.
Sữa không chỉ cung cấp protein mà còn cung cấp canxi giúp xương và răng của bé phát triển mạnh mẽ. Bạn có thể cho bé uống sữa trực tiếp hoặc kết hợp với các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua trong các bữa ăn phụ hàng ngày.
Để giúp bé tăng cân nhanh chóng, mẹ nên chọn sữa có chứa đạm chất lượng cao và lợi khuẩn. Đạm chất lượng cao giúp tiêu hóa dễ dàng hơn nhờ có thành phần đạm whey tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Ngoài ra, lợi khuẩn giúp củng cố sức mạnh cho đường ruột của bé, tăng cường hệ miễn dịch và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn để bé phát triển chiều cao tối ưu.
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Khi bé uống đủ nước sẽ giúp kích thích quá trình trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chậm tăng cân ở trẻ nhỏ.
Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ nước và sữa cho bé mỗi ngày. Đặc biệt, hãy lựa chọn sữa có chứa lợi khuẩn để tăng cường hệ vi sinh vật trong ruột bé.
Lợi khuẩn này sẽ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, từ đó giúp bé phát triển về mặt thể chất, bao gồm cả chiều cao và cân nặng.
Để giúp bé tăng cân một cách tự nhiên và lành mạnh, thay vì ép bé ăn khi bé biếng ăn, phụ huynh có thể tìm hiểu nguyên nhân khiến bé không muốn ăn và thay đổi cách chế biến thức ăn.
Bạn có thể cân nhắc đưa vào thực đơn của bé nhiều món ăn mới, hấp dẫn và phát triển khẩu vị cho bé. Hơn nữa, mời bé tham gia vào việc lựa chọn thực phẩm và tham gia vào quá trình chế biến, giúp bé có thêm động lực và niềm vui khi thưởng thức món ăn mình đã làm.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bé chậm tăng cân phải làm sao và các lưu ý để trẻ tăng cân nhanh chóng trở lại.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.