Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng trẻ xuất hiện hội chứng chậm tiếp thu nếu không sớm cải thiện có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập và sinh hoạt ở trẻ. Vì thế nên, bố mẹ nên quan sát để có thể phát hiện và can thiệp sớm nếu trẻ có dấu hiệu bất thường này.
Nếu con bạn mắc hội chứng chậm tiếp thu sẽ thường kém tập trung, khả năng tiếp thu kiến thức chậm, học trước quên sau, các con sẽ khó theo kịp bạn bè đồng trang lứa. Có thể các bậc phụ huynh sẽ không biết nguyên nhân, bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu giải đáp chi tiết.
Hội chứng chậm tiếp thu ở trẻ là một loại chậm phát triển ở trẻ nhỏ về kỹ năng tư duy và nhận thức. Do đó, bố mẹ cần nên phát hiện và điều trị sớm để giúp bé tiến bộ và theo kịp bạn bè cùng trang lứa.
Khi gặp phải tình trạng chậm phát triển, trẻ có thể gặp phải hội chứng chậm tiếp thu. Các vấn đề có thể xảy ra ở trẻ như:
Tuy nhiên, bạn cần phân biệt hội chứng chậm tiếp thu và các khuyết tật phát triển như khiếm thính, bại não hoặc rối loạn phổ tự kỷ. Những vấn đề này thường kéo dài, nhưng hội chứng chậm tiếp thu ở trẻ thường chỉ mang tính tạm thời và có thể cải thiện được.
Hội chứng chậm tiếp thu ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ có thể gây mất tập trung và giảm khả năng ghi nhớ ở trẻ:
Các trẻ thường có khả năng tiếp thu kém và kỹ năng tư duy logic không được phát triển tốt. Nguyên nhân thường là do thiếu ý thức trong quá trình học và dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài.
Hội chứng chậm tiếp thu và khả năng ghi nhớ kém thường làm ảnh hưởng đến thành tích học tập của trẻ. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ, do đó đây là một vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm.
Các biểu hiện thường gặp của trẻ xuất hiện hội chứng chậm tiếp thu như:
Với những trẻ chậm tiếp thu, bạn cần có phương pháp dạy phù hợp. Dưới đây là một số cách dạy bạn có thể thử áp dụng.
Nếu bé nhà bạn thường hay quên, bạn hãy lặp lại thông tin nhiều lần hơn bình thường để giúp bé ghi nhớ. Bố mẹ có thể giữ sự chú ý của bé bằng cách đặt câu hỏi và yêu cầu bé trả lời. Sau đó, kiểm tra lại câu trả lời của bé và giải thích cách làm bài tập hoặc câu hỏi cho bé hiểu rõ hơn.
Đồng thời, bố mẹ cũng nên thay đổi các câu hỏi dài và phức tạp bằng các câu hỏi ngắn gọn và sử dụng hình ảnh sinh động để thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho bé hơn. Phương pháp này sẽ giúp bé tập trung hơn vào việc học và phát triển khả năng sáng tạo và tưởng tượng của trẻ.
Để giúp trẻ chậm tiếp thu, bố mẹ có thể tập trung vào những kiến thức quan trọng trong bài học. Đầu tiên, trước khi bắt đầu bài học mới, bố mẹ hãy tóm tắt những điểm chính để bé hiểu những điều quan trọng cần chú ý. Sau đó, hướng dẫn trẻ chú ý vào những điểm này để giúp bé tập trung và ghi nhớ lâu hơn.
Sau giờ học, nếu trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu hoặc ghi nhớ, bố mẹ cần ở bên cạnh để hỗ trợ bé làm bài tập. Bố mẹ hãy cho trẻ thoải mái chia sẻ về những vấn đề gặp phải và hướng dẫn cách tìm ra câu trả lời. Tuy nhiên, không nên can thiệp quá mức hoặc chỉ trích bé. Điều này có thể làm giảm sự tự tin và ham muốn học của trẻ. Thay vào đó, hãy khích lệ và khen ngợi những nỗ lực của bé.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về hội chứng chậm tiếp thu. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết khi hỗ trợ cải thiện tình trạng chậm tiếp thu ở trẻ nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.