Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Dấu hiệu bé trốn lẫy là gì? Phải làm gì khi trẻ trốn lẫy?

Ngày 16/04/2024
Kích thước chữ

Trẻ trốn lẫy là hiện tượng khi các bé bỏ qua giai đoạn lẫy trong quá trình phát triển để chuyển ngay sang giai đoạn bò hoặc ngồi. Việc này gây lo lắng cho nhiều cha mẹ. Vậy dấu hiệu bé trốn lẫy là gì và cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

Lẫy là một trong những bước đánh dấu trưởng thành của trẻ, việc nhận biết dấu hiệu bé trốn lẫy là rất quan trọng để cha mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ trốn lẫy

Nếu trẻ thể hiện dấu hiệu bé trốn lẫy, cha mẹ cần điều tra nguyên nhân kỹ lưỡng để có thể đưa ra các biện pháp giải quyết hợp lý nhất cho trẻ. Dưới đây là một số lý do mà trẻ có thể trốn lẫy và gợi ý để giải quyết:

  • Trẻ thiếu nhu cầu vận động: Điều này có thể do trẻ thường xuyên được bế cả ngày hoặc bị giới hạn trong việc chơi. Cha mẹ có thể giải quyết bằng cách tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động vận động và khám phá thế giới xung quanh.
  • Trẻ bị lẫn lộn giữa các hoạt động: Việc gộp chung các hoạt động như ăn, ngủ và chơi vào cùng một khu vực có thể gây ra sự rối loạn cho trẻ. Tách biệt các môi trường hoạt động sẽ giúp trẻ có thể tập trung và phát triển một cách tốt nhất.
  • Xương của trẻ chưa đủ cứng cáp: Mặc dù đã đến tuổi lẫy nhưng hệ xương của trẻ vẫn còn yếu. Cha mẹ có thể bổ sung canxi và tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tăng cường sức khỏe xương và hệ miễn dịch của trẻ, giảm thiểu tình trạng phát triển chậm.
Khi thường xuyên được bế cả ngày hoặc bị giới hạn trong việc chơi khiến trẻ thiếu nhu cầu vận động
Khi thường xuyên được bế cả ngày hoặc bị giới hạn trong việc chơi khiến trẻ thiếu nhu cầu vận động

Nếu trẻ trốn lẫy không phải vì các nguyên nhân đã được đề cập, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế đáng tin cậy hoặc các trung tâm phục hồi chức năng có bản phép để tìm ra nguyên nhân sớm. Cha mẹ cũng nên xem xét việc tham gia vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh nếu cần thiết.

Dấu hiệu bé trốn lẫy là gì?

Để có thể can thiệp kịp thời cho trẻ biết lẫy và giúp trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu bé trốn lẫy khi đã đủ tuổi như sau:

  • Bé không ngóc đầu hoặc nâng đỡ thân trên khi được đặt nằm sấp, biểu hiện cho việc thiếu nhu cầu vận động.
  • Trẻ ít di chuyển tay chân khi nằm ngửa.
  • Bé không tự nằm nghiêng mà chỉ khi được cha mẹ đặt vào tư thế đó, do não bé chưa hình thành ý thức về việc lẫy.
  • Thiếu xu hướng dịch chuyển người bé về các đồ vật hoặc vị trí thu hút trẻ.

Khi phát hiện dấu hiệu bé trốn lẫy, cha mẹ cần tìm hiểu và thực hiện các bài tập cứng cổ để giúp bé nhanh chóng học được lẫy. Nếu bé vẫn không biết lẫy và có dấu hiệu của sự phát triển chậm, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm phục hồi chức năng có bản phép để bé được đánh giá và can thiệp kịp thời và chính xác nhất.

Khi phát hiện dấu hiệu bé trốn lẫy, cha mẹ cần tìm hiểu và thực hiện các bài tập cứng cổ để giúp bé nhanh chóng học được lẫy
Khi phát hiện dấu hiệu bé trốn lẫy, cha mẹ cần tìm hiểu và thực hiện các bài tập cứng cổ để giúp bé nhanh chóng học được lẫy

Phải làm gì khi trẻ trốn lẫy và một số lưu ý

Thường thì, trẻ sẽ sẵn sàng tập lẫy từ khoảng 3 đến 6 tháng tuổi, vì lúc này cơ bắp tay và cổ của bé đã đủ mạnh mẽ để hỗ trợ việc vận động. Tuy nhiên, thời điểm này chỉ là trung bình, mỗi đứa trẻ có thể phát triển sớm hơn hoặc muộn hơn. Đôi khi, trẻ có thể bỏ qua giai đoạn lẫy và chuyển luôn sang giai đoạn bò. Nếu bé không lẫy tiếp, không cần quá lo lắng, có thể tập cho bé bằng cách:

  • Bước 1: Mỗi ngày, cha mẹ nên tập cho bé việc nằm sấp. Nếu bé quấy khóc hoặc không thoải mái, mẹ có thể đặt đồ chơi mà bé thích gần bé hoặc cho bé nằm lên ngực để bé quen với tư thế này.
  • Bước 2: Cha mẹ đặt bé trên một mặt phẳng, dưới lưng có thể đặt một tấm chăn nhỏ. Bé nằm ở phần rìa của chăn và có thể nhìn thấy đồ chơi để bé cảm thấy vui vẻ hơn.
  • Bước 3: Khi bé muốn với tay để cầm đồ chơi, mẹ có thể cầm mép của tấm chăn và lật bé sang một bên. Luyện tập hàng ngày để giúp bé phát triển thói quen lẫy.

Một số lưu ý quan trọng khi tập lẫy cho bé:

  • Dạy bé tập lẫy khi bé đã có thể ngẩng đầu. Nếu bé chưa thể ngẩng được đầu, thì chưa thể tập lẫy.
  • Đặt đồ chơi gần bé, không để quá xa tầm với của bé.
  • Thực hiện các động tác từ từ và nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Kiên nhẫn thực hiện tập lẫy hàng ngày để bé làm quen với vận động này. Thực hiện từ 5-10 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào thể trạng của bé.
  • Tránh tập lẫy ngay sau khi bé ăn xong để tránh tình trạng khó chịu, nôn trớ cho bé.
  • Khi bé đã biết lẫy, không để bé nằm một mình ở các vị trí như trên giường, ghế cao vì có thể bé ngã.
  • Massage nhẹ nhàng cho bé thường xuyên để giữ cho cơ và khung xương của bé linh hoạt.
  • Khích lệ bé khi bé làm được động tác lật bằng cách cười và vỗ tay để bé cảm thấy hứng thú và tự tin hơn.
Kiên nhẫn thực hiện tập lẫy hàng ngày để bé làm quen với vận động này
Kiên nhẫn thực hiện tập lẫy hàng ngày để bé làm quen với vận động này

Lẫy là một phần quan trọng của quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu có dấu hiệu bé trốn lẫy hay lẫy chậm chạp, cha mẹ cần đưa bé đi khám sức khỏe để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin