Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Tìm hiểu tác dụng của ánh sáng sinh học đối với da

Ngày 22/01/2024
Kích thước chữ

Ánh sáng sinh học là ánh sáng được tổng hợp từ môi trường nhân tạo. Loại ánh sáng này đã được ứng dụng nhiều trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Vậy tác dụng của ánh sáng sinh học đối với da là gì? Hãy tham khảo ngay thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Trong những năm gần đây, công nghệ làm đẹp sử dụng ánh sáng sinh học rất phổ biến và được nhiều cơ sở y tế, spa, trung tâm thẩm mỹ sử dụng. Thực tế đã chứng minh tác dụng của ánh sáng sinh học đối với da mang lại hiệu quả vượt trội, đồng thời liệu pháp ánh sáng sinh học cũng được đánh giá an toàn với hầu hết làn da và được chị em ưa chuộng.

Đặc điểm của ánh sáng sinh học

Ánh sáng sinh học được tạo ra từ sự kết hợp của một hoặc nhiều ánh sáng gồm đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Đây là những loại ánh sáng có bước sóng trong vùng quang phổ (từ khoảng 380nm đến 780nm) mà mắt con người có thể nhìn thấy được.

Phương pháp chiếu sáng sinh học bắt chước chu kỳ ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, thay đổi nhiệt độ màu và cường độ xuyên suốt ngày nên sẽ sáng trắng hơn trong buổi sáng, đồng thời mờ và ấm hơn vào buổi tối.

Tìm hiểu tác dụng của ánh sáng sinh học đối với da 1
Ánh sáng sinh học hỗ trợ cải thiện các vấn đề trên da

Ánh sáng sinh học có một số đặc điểm như:

  • Ánh sáng sinh học là sự kết hợp của kỹ thuật photomodulation đèn led cực mạnh và liệu pháp dòng điện cực nhỏ.
  • Băng thông của ánh sáng sinh học thường rộng với nhiều sắc màu và chuyển ít năng lượng.
  • Ánh sáng sinh học sử dụng được cho nhiều đối tượng hơn so với tia laser.
  • Sử dụng ánh sáng sinh học không gây đau, sưng tấy hay tổn thương da sau khi sử dụng, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian điều trị và hồi phục.

Nhờ những đặc điểm này, ánh sáng sinh học được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực y tế, thẩm mỹ, điện tử. Đặc biệt trong ngành thẩm mỹ, có rất nhiều tác dụng của ánh sáng sinh học đối với da đã được chứng minh mang lại hiệu quả cao. Liệu pháp ánh sáng sinh học không chỉ điều trị các khuyết điểm trên da, mà còn giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại, thúc đẩy tuần hoàn máu. Nhờ đó tăng cường khả năng chống lão hóa, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, cải thiện các nếp nhăn, nám da, thu nhỏ lỗ chân lông, làm trắng da,... Thực hiện chăm sóc da đúng cách với ánh sáng sinh học, bạn sẽ nhận thấy làn da có sự cải thiện rõ rệt.

Ánh sáng sinh học hoạt động theo nguyên lý nào?

Liệu pháp ánh sáng sinh học hoạt động bằng cách hỗ trợ các năng lực tái sinh và tái cân bằng của cơ thể. Khi ánh sáng sinh học tiếp xúc các mô dưới da, các photon bị hấp thụ sẽ sản sinh ra các phản ứng enzyme và hoạt động superoxide dismutase (SOD). Các phản ứng này sẽ kích thích hoạt động của các tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào, kích thích da sản sinh collagen và mô xơ với số lượng lớn. Đồng thời, quá trình này còn giúp nâng cao năng lực thực bào bạch cầu.

Tìm hiểu tác dụng của ánh sáng sinh học đối với da 2
Ánh sáng sinh học gồm một hoặc nhiều màu với tác dụng khác nhau

Tác dụng của ánh sáng sinh học đối với da

Sử dụng ánh sáng sinh học trong chăm sóc da là xu hướng làm đẹp hiện đại tận dụng những ưu điểm vượt trội của loại ánh sáng này. Mỗi loại màu ánh sáng đều có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe, dưới đây là một số tác dụng của ánh sáng sinh học đối với da.

Ánh sáng đỏ trẻ hóa da

Ánh sáng đỏ là ánh sáng có bước sóng mạnh và quang phổ rộng nhất trong khoảng từ 620nm đến 780nm có khả năng tác động mạnh đến tế bào da, tăng tuần hoàn máu và collagen dưới da. Vì thế, chiếu ánh sáng đỏ sẽ giúp tăng cường lưu thông máu trên da, chống lão hóa, cải thiện nếp nhăn giúp bạn sở hữu làn da khỏe mạnh.

Tìm hiểu tác dụng của ánh sáng sinh học đối với da 3
Ánh sáng đỏ được sử dụng phổ biến trong chăm sóc da

Ánh sáng xanh dương chống viêm, ngăn ngừa mụn trứng cá

Ánh sáng xanh dương được đánh giá cao nhờ khả năng chống viêm, làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn sâu trong lỗ chân lông cải thiện tình trạng mụn trứng cá. Vì vậy, loại đèn sử dụng ánh sáng này đặc biệt phù hợp với những chị em da dầu, da mẫn cảm, da có mụn,... Ngoài ra, ánh sáng xanh dương còn giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện trí nhớ, nâng cao nhận thức.

Ánh sáng xanh lục kiểm soát nhờn trên da

Ánh sáng xanh có tác dụng trung hòa, làm sạch, điều tiết dầu nhờn. Ngoài ra, loại ánh sáng này còn giúp chống viêm và làm dịu bề mặt da sau tổn thương do mụn, thâm,...

Ánh sáng cam làm sáng da, cải thiện da khô nám

Với những người đang gặp vấn đề da xỉn màu, sai lệch màu sắc, khô da hay nám da thì liệu pháp ánh sáng cam sẽ là giải pháp phù hợp. Nhờ ánh sáng cam, da sẽ mềm và trắng dần lên, đồng thời cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất từ mỹ phẩm.

Ánh sáng tím giúp thải độc da

Ánh sáng tím mang lại rất nhiều lợi ích như giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, cải thiện tuần hoàn máu, thải độc da. Đặc biệt, đèn led sử dụng ánh sáng tím còn vượt trội với khả năng khử trùng và điều trị một số bệnh ngoài da.

Tìm hiểu tác dụng của ánh sáng sinh học đối với da 4
Mặt nạ ánh sáng tím giúp thải độc da và tăng cường miễn dịch

Ánh sáng vàng hỗ trợ phục hồi da bị tổn thương

Ánh sáng vàng thường được dùng trong các trường hợp da bị mụn trứng cá, cháy nắng nhằm giảm bớt tình trạng viêm, sưng tấy và mẩn đỏ. Bên cạnh đó, liệu pháp ánh sáng vàng cũng giúp da săn chắc, tăng độ đàn hồi, chống lão hóa và thâm nám hiệu quả.

Tóm lại có rất nhiều tác dụng của ánh sáng sinh học đối với da đã được chứng minh và ứng dụng rộng rãi trong ngành thẩm mỹ. Tuy nhiên để liệu pháp ánh sáng sinh học mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn cho làn da, kỹ thuật này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế, cơ sở thẩm mỹ uy tín có chuyên môn cao. Đặc biệt chị em không nên tự ý sử dụng liệu pháp ánh sáng tại nhà để tránh những rủi ro không đáng có.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin