Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nổi mẩn đỏ có mủ trên da là một biểu hiện của sự bất thường trong da liễu, có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Tình trạng này không chỉ tác động đến vẻ ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe toàn diện của người bệnh. Do đó, việc nghiên cứu cẩn thận về nguyên nhân là bước quan trọng để tiến hành điều trị hiệu quả.
Khi thấy bé bị nổi mẩn đỏ có mủ thì sẽ lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bố mẹ cần bình tĩnh quan sát và chăm sóc con đúng cách.
Bé bị nổi mẩn đỏ có mủ có thể phát sinh do các bệnh da liễu kéo dài hoặc có thể do nhiễm virus. Dưới đây là danh sách một số tình trạng liên quan.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, có triệu chứng sốt, đau họng, lở loét bên trong miệng và nổi mẩn đỏ có mủ.
Bệnh chốc lở thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, thường ảnh hưởng đến mặt và tay. Các triệu chứng ban đầu bao gồm nhiều vết loét đỏ chứa dịch mủ. Sau khi loét vỡ, hình thành một lớp vỏ màu vàng mật ong.
Ghẻ là một tình trạng nhiễm trùng da được gây ra bởi ký sinh trùng. Các dấu hiệu thông thường của bệnh này bao gồm mẩn đỏ có mủ, ngứa, và sự đau đớn khi tiếp xúc với vùng bị ảnh hưởng.
Nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và xuất hiện dấu hiệu mủ trên da.
U mềm lây là bệnh da liễu do vi khuẩn gây ra và có khả năng lây truyền. Các triệu chứng bao gồm nổi mẩn đỏ có mủ hoặc các nốt mụn đỏ hoặc sáp trắng. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Thủy đậu là một bệnh được gây ra bởi virus và có khả năng lây truyền dễ dàng. Nổi mẩn đỏ có mủ xuất hiện khắp cơ thể, kể cả trong miệng và lưỡi. Mỗi người chỉ mắc bệnh thủy đậu một lần duy nhất trong đời, cơ thể sau đó sẽ có kháng thể chống lại virus gây bệnh.
Thủy đậu là bệnh nhẹ và ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể gây viêm màng não, để lại sẹo nếu các vết loét bị nhiễm trùng.
Zona thần kinh là một loại bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Nổi mẩn đỏ có mủ gây đau rát thường xuất hiện ở phần trên của cơ thể như thân trên, cổ hoặc khuôn mặt.
Bệnh Zona thần kinh không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin hỗ trợ.
Viêm nang lông là tình trạng nang lông bị nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như cánh tay, chân, lưng hoặc mông.
Triệu chứng bao gồm da nổi mẩn đỏ, ngứa, các vết loét có chứa mủ hoặc dịch lỏng. Đa số các trường hợp viêm nang lông không nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây sẹo thâm vĩnh viễn.
Virus Herpes simplex gây ra bệnh nhiễm trùng, làm xuất hiện nốt mẩn đỏ có mủ. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, phổ biến nhất là ở miệng và bộ phận sinh dục.
Các vết loét do Virus Herpes simplex thường tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng có thể dùng thuốc chống virus hoặc kem làm giảm triệu chứng. Virus tiếp tục tồn tại trong cơ thể của người bệnh và có khả năng gây tái phát khi có điều kiện thích hợp. Việc chẩn đoán, điều trị các bệnh này cần được thực hiện kịp thời để tránh tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ngoài ra, bé bị nổi mẩn đỏ có mủ còn do một số nguyên nhân khác sau đây. Đồng thời, tham khảo thông tin về cách chăm sóc hiệu quả cho từng tình trạng thích hợp để giúp bé yêu sớm hồi phục nhé.
Mụn trứng cá xuất hiện ở trẻ sơ sinh (mụn sữa, kê sữa, nang kê...). Khoảng 20% bé sơ sinh bị mụn trứng cá (mụn sữa, kê sữa, nang kê...). Các vết mụn thường xuất hiện trong giai đoạn đầu sau khi bé ra đời, thường trong vòng 6 tuần đầu. Tính chất của mụn:
Mụn trứng cá thường tự giảm đi và biến mất sau khoảng 1 - 2 tuần hoặc thậm chí sau cả tháng. Trong khoảng thời gian này, mẹ cần tuân thủ những điều sau để đảm bảo da của bé không bị sẹo và tránh tình trạng nhiễm trùng:
Lưu ý: Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu tình trạng mụn trứng cá kéo dài hơn 3 tháng.
Chốc lở là một tình trạng nhiễm trùng da thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nó xuất phát từ việc vi khuẩn từ môi trường xung quanh xâm nhập và tấn công qua các vết cắt nhỏ hoặc vết thương trên da.
Tình trạng này thể hiện qua các biểu hiện sau:
Cách chăm sóc cho bé khi bị chốc lở bao gồm:
Lưu ý rằng nếu tình trạng da của bé không cải thiện sau 2 - 3 ngày hoặc bé có các triệu chứng như sốt, đau, quấy khóc, hoặc khó chịu, trong trường hợp này, việc đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra, điều trị là cần thiết.
Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra, cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mẩn đỏ có mủ ở trẻ sơ sinh. Tương tự như chốc lở, vi khuẩn này xâm nhập da bé qua các vết thương hở, vết cắt, hoặc vết xước da, gây ra tình trạng viêm nhiễm và nhiễm trùng.
Các đặc điểm để nhận biết tình trạng này bao gồm:
Chăm sóc cho bé khi bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là rất quan trọng. Tuy nhiên, vi khuẩn này có khả năng xâm nhập sâu vào các mô tế bào và cơ quan, gây ra nguy cơ viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu và xương khớp. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào hoặc nghi ngờ bé bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị tốt nhất.
Lưu ý rằng nhiễm khuẩn tụ cầu vàng có khả năng lây truyền dễ dàng, vì vậy mẹ cần tuân thủ vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc với bé, duy trì sạch sẽ quần áo, chăn màn của bé và tránh dùng chung đồ đạc của bé với các thành viên khác trong gia đình.
Chàm bội nhiễm là tình trạng da nghiêm trọng hơn viêm da dạng Herpes, và cũng có nguyên nhân do virus tấn công. Virus đã xâm nhập sâu hơn vào các vùng da đã bị tổn thương của bé.
Chàm bội nhiễm ở trẻ em thường xuất hiện chủ yếu trên mặt, ở hai má, quanh miệng của bé, và có các biểu hiện sau:
Khi bé bị chàm bội nhiễm, mẹ cần đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc và sử dụng thuốc thích hợp. Bên cạnh đó, mẹ lưu ý:
Hy vọng rằng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ có mủ cũng như cách chăm sóc trong tình huống này hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.