Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Chốc lở

Bệnh chốc lở: Triệu chứng và phương pháp chẩn đoán điều trị

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da rất dễ lây lan nhưng thường không nghiêm trọng, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện dưới dạng vết loét màu đỏ trên mặt, đặc biệt là quanh mũi và miệng cũng như trên bàn tay và bàn chân, thuyên giảm sau 7 đến 10 ngày nếu bạn được điều trị. Trong khoảng một tuần, các vết loét vỡ ra và đóng vảy màu mật ong. Tuy nhiên, nếu không có cách phòng tránh và cách điều trị bệnh chốc lở sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc do không điều trị kịp thời.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung chốc lở

Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da do một hoặc cả hai loại vi khuẩn sau gây ra: Streptococcus nhóm A (liên cầu khuẩn nhóm A) và Staphylococcus aureus (vi khuẩn tụ cầu vàng). Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này, nhưng nó rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Mỗi năm, Staphylococcus aureus, vi khuẩn gây bệnh chốc lở, gây ra 11 triệu ca nhiễm trùng da và mô mềm.

Bệnh chốc lở nhẹ nhưng rất dễ lây lan. Bạn có thể lây lan bệnh chốc lở khi tiếp xúc với vết loét hoặc dịch nhầy hoặc nước mũi của người mắc bệnh chốc lở. Mọi người cũng có thể lây lan bệnh chốc lở bằng cách dùng chung các vật dụng như khăn tắm, quần áo hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng chốc lở

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chốc lở

Nói chung, bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng nhẹ có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể. Nó thường ảnh hưởng đến vùng da hở, chẳng hạn như xung quanh mũi, miệng hay trên cánh tay/chân. Triệu chứng chính của bệnh là vết loét màu đỏ, thường ở quanh mũi và miệng. Các vết loét nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch vài ngày rồi đóng vảy màu mật ong (xuất phát từ đáy của tổn thương) trên các tổn thương. Các vết loét có thể lan sang các vùng khác của cơ thể khi chạm vào quần áo hay khăn tắm của người bệnh.

Chốc loét bắt đầu giống như chốc không bọng nước nhưng tiến triển thành những vết loét đục lỗ nhỏ, có mủ, có lớp vảy tiết màu nâu đen dày và vùng da đỏ xung quanh, chậm lành, để lại sẹo.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chốc lở

Biến chứng tại chỗ

Các biến chứng của bệnh chốc lở bao gồm:

  • Nhiễm trùng có khả năng đe dọa tính mạng này ảnh hưởng đến các mô bên dưới da và cuối cùng có thể lan đến các hạch bạch huyết và máu.
  • Phát ban lan đến các lớp da sâu hơn. Các vết loét liên quan đến bệnh chàm có thể để lại sẹo.
  • Sốt thấp khớp.

Biến chứng toàn thân

  • Viêm đường hô hấp;
  • Nhiễm khuẩn huyết;
  • Viêm màng não;
  • Viêm cơ;
  • Các vấn đề về thận, được gọi là viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn. Viêm cầu thận cấp: Chiếm 2 - 5% các trường hợp chốc, chủ yếu ở trẻ dưới 6 tuổi nhưng tiên lượng tốt hơn ở người lớn. Nếu bệnh nhân bị viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn, bệnh thường bắt đầu từ một đến hai tuần sau khi vết loét trên da biến mất.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân chốc lở

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chốc lở, các nguyên nhân chính gây ra bệnh do tụ cầu vàng, liên cầu hoặc phối hợp cả hai.

Bạn có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh chốc lở khi tiếp xúc với vết loét của người bị nhiễm bệnh hoặc với những đồ vật mà họ đã chạm vào.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở là gì và nguyên nhân gây ra bệnh này là gì?

Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da do một hoặc cả hai loại vi khuẩn: Streptococcus nhóm A và Staphylococcus aureus gây ra.

Những triệu chứng chính của bệnh chốc lở là gì?

Những ai có nguy cơ mắc bệnh chốc lở?

Có những yếu tố nguy cơ nào làm tăng khả năng mắc bệnh chốc lở?

Phương pháp điều trị bệnh chốc lở phổ biến hiện nay là gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)