Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân bệnh thủy đậu đến từ đâu?

Ngày 21/03/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Biết được nguyên nhân bệnh thủy đậu đến từ đâu bạn sẽ dễ dàng xác định được phương án phòng và chữa bệnh hiệu quả, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Biết được nguyên nhân bệnh thủy đậu đến từ đâu bạn sẽ dễ dàng xác định được phương án phòng và chữa bệnh hiệu quả, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Cũng như hầu hết các căn bệnh do virus, thủy đậu có xu hướng gia tăng mạnh vào những tháng mùa xuân mà cụ thể là bắt đầu từ tháng 1 cho đến hết tháng 3 hằng năm. Dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không nắm vững kiến thức phòng bệnh, mỗi người trong chúng ta rất dễ mắc phải căn bệnh này. Vậy nguyên nhân bệnh thủy đậu đến từ đâu và làm thế nào để chúng ta ngăn chặn được nó. Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu là do virus varicella-zoster. Virus này trú ngụ trong nước bọt và trong những bóng nước nổi trên cơ thể người bệnh. Vì thế, căn bệnh này rất dễ lây lan qua đường hô hấp (khi nói chuyện với người bệnh mà không đeo khẩu trang bảo vệ) hoặc qua các tiếp xúc trực tiếp với dịch trong bóng nước từ người bệnh.

Nguyên nhân bệnh thủy đậu đến từ đâu
Virus varicella-zoster là nguyên nhângây bệnh thủy đậu, đối tượng chủ yếu của căn bệnh này là trẻ em.

2. Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Người bệnh thường sẽ phải trả qua 3 giai đoạn chính của thủy đậu.

Giai đoạn đầu tiên, người bệnh sẽ xuất hiện bất thường nhiều mụn nước trên cơ thể. Ban đầu có thể là nổi ở mặt rồi sau đó lan sang các vùng khác như chân, tay, lưng, bụng,… Thậm chí có một số trường hợp, mụn nước còn mọc ngay trong khoang miệng và mắt gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Mụn nước có chứa dịch trong trường hợp nhẹ và có thể kèm theo mủ khi bệnh trở nặng hơn.

Giai đoạn thứ 2, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng liên tục bị sốt, tùy mức độ nhiễm bệnh mà mức độ sốt cũng khác nhau. Thông thường đối với trẻ nhỏ chỉ có sốt nhẹ, trong khi đó người lớn thì nghiêm trọng hơn, kèm theo cảm giác cơ thể mệt mỏi, đau đầu, mỏi cơ.

Nguyên nhân bệnh thủy đậu đến từ đâu 2
Người bệnh thường xuyên đau đầu, cơ thể trở nên mệt mỏi trong thời gian bị thủy đậu.

Giai đoạn thứ 3, nếu thực hiện các bước điều trị tốt và không gặp phải các biến chứng ngoài ý muốn, các mụn nước sẽ khô dần đi và tự bong vảy. Nếu người bệnh không bị nhiễm trùng thì thường sẽ không để lại sẹo và ngược lại, nếu bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện nhiều vết sẹo trên cơ thể.

3. Cách chữa trị bệnh thủy đậu

Nếu phát hiện bản thân hoặc những người xung quanh xuất hiện các triệu chứng đã kể trên, cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế để được khám chữa, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ có các phương pháp chữa trị khác nhau.

Đối với người bệnh, nên thường xuyên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, mặc trang phục rộng và thoáng, có khả năng thấm mồ hôi tốt. Đặc biệt chú ý không được gãi, cào, khiến mụn nước bị vỡ làm dây dịch sang các vùng da khác, từ đó tăng khả năng bị nhiễm trùng và để lại sẹo trên da. Với trẻ nhỏ, phụ huynh cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu. Nên thường xuyên cho trẻ đeo bao tay nhằm tránh tình trạng trẻ vô tình làm vỡ mụn nước. Đồng thời, nên cho bé nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, và bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu đến từ đâu 3
Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh để tránh gây lây lan bệnh.

Uyên

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm