Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu về bệnh Glaucoma góc mở

Ngày 01/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Glocom là một loại bệnh lý về mắt thường gặp ở nhóm người lớn tuổi, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe thị lực của người bệnh. Vậy Glocom góc mở là gì, nguy hiểm như thế nào?

Glocom góc mở là căn bệnh thường gặp, là một trong những nguyên nhân chính yếu gây mù lòa vĩnh viễn trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, nó có tác động rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu ở thông tin vè bệnh lý này trong bài viết dưới nhé!

Glocom góc mở là bệnh gì?

Glocom góc mở dùng để chỉ một nhóm bệnh về mắt gây thiệt hại đến các đầu dây thần kinh thị giác đồng thời mất dần các tế bào hạch võng mạc cũng như sợi trục thần kinh, gây tình trạng suy yếu thị giác. Khi khám bằng khe đèn, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ phát hiện những thay đổi về thần kinh thị giác điển hình. Bệnh Glocom góc mở thường đi kèm với áp suất trong mắt (IOP) trên mức độ bình thường.

vai-net-ve-benh-glaucoma-goc-mo-1

Glocom góc mở là căn bệnh thường gặp, là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa

Dấu hiệu thường gặp của bệnh Glocom góc mở

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh Glocom góc mở, người bệnh không có triệu chứng gì. Bởi ở giai đoạn đầu, bạn sẽ mất thị lực ngoại vi và thị lực sẽ do phần mắt còn lại đảm nhiệm. Bệnh nhân không cảm thấy thị giác bị suy yếu dẫn đến bệnh tình trở nặng, thường ảnh hưởng đến thị lực trung tâm. Sau đấy, trên 90% các sợi thần kinh thị giác có thể đã bị hư hỏng và không thể phục hồi.

Glocom góc mở có thể được phát hiện khi kiểm tra áp suất trong mắt và các vấn đề thị giác của những ai có người thân bị ảnh hưởng. Trong quá trình kiểm tra mắt định kỳ, bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện các triệu chứng bất thường, áp suất trong mắt hay các vấn đề về tầm nhìn.

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh Glocom góc mở?

Những vấn đề chính trong bệnh Glocom góc mở là bệnh về dây thần kinh thị giác. Hiện tại, các bác sĩ nhãn khoa chưa hiểu rõ sinh lý bệnh này nhưng họ cho rằng sự mất dần đi của các tế bào hạch võng mạc và sợi trục thần kinh chính là nguyên do gây ra bệnh lý này. Ở giai đoạn đầu, bệnh chỉ ảnh hưởng đến thị lực ngoại vi. Tuy nhiên, khi ảnh hưởng đến thị lực trung tâm thì kết quả sẽ làm suy giảm thị lực nghiêm trọng đồng thời mất hoàn toàn thị lực.

Trong tăng nhãn áp góc mở, lưu lượng sẽ được giảm xuống thông qua các sợi mô lưới liên kết (nó có vai trò hấp thụ thủy dịch), đây là sự thoái hóa mạn tính tuy nhiên không gây đau đớn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Glocom góc mở, chẳng hạn như:

Vấn đề tuổi tác: Tỷ lệ mắc bệnh lý này sẽ tăng theo độ tuổi, phổ biến nhất là độ tuổi sau 65 (đồng thời hiếm khi trước tuổi 40).

Bệnh sử về gia đình: Theo thống kê cho thấy, nhiều người mắc bệnh Glocom góc mở là do di truyền (áp suất trong mắt, kích thước đĩa mắt và dòng chảy của thể dịch nước được di truyền). Nguy cơ người thân mắc bệnh do di truyền hiện tại có ước tính là: 10% cho anh chị em ruột và 4% cho trẻ em.

Về chủng tộc: Nguy cơ này khá phổ biến hơn 3 - 4 lần ở người châu Phi gốc Caribe, bệnh lý Glocom góc mở xuất hiện sớm hơn và các triệu chứng nặng hơn.

Cao huyết áp mắt: Khoảng 9% người bệnh mắc bệnh Glocom góc mở trong vòng 5 năm nếu không được điều trị.

Các yếu tố khác ảnh hưởng: Cận thị (hay còn gọi là tính thiển cận) và bệnh lý võng mạc (giả sử như tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm, viêm võng mạc sắc tố và bong võng mạc) có thể khiến bạn mắc bệnh Glocom góc mở. Bệnh cao huyết áp, tiểu đường có hệ thống và hạ huyết áp tâm thu cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

vai-net-ve-benh-glaucoma-goc-mo-2

Cận thị là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh Glocom góc mở

Những phương pháp điều trị bệnh Glocom

Bệnh lý Glocom góc mở có 3 phương pháp điều trị hiệu quả:

Điều trị bằng thuốc

Quy trình sử dụng hợp lý thuốc chống bệnh Glocom góc mở có thể giúp giảm thiểu số lượng thuốc đồng thời xác suất đáng kể các tác dụng phụ.

Nếu một loại thuốc không thể đáp ứng tốt việc điều trị, bác sĩ chuyên khoa có thể cho sử dụng một loại thuốc thứ hai có một cơ chế hoạt động khác, như vậy với 2 thuốc điều trị kết hợp có thể tăng tính hiệu quả.

Điều trị bằng laser

Bác sĩ có thể sử dụng laser để điều trị chính hay bổ trợ. Với phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp không tuân thủ các loại thuốc hoặc trong trường hợp người bệnh đang điều trị nội khoa chấp nhận và cần giảm áp lực nội nhãn.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi tình trạng thần kinh mắt trở nên bất thường có liên quan đến Glocom góc mở trở nặng (hay dự kiến sẽ trở nặng) tại bất kỳ mức độ nhất định nào và người bệnh đang điều trị nội khoa chấp nhận.

vai-net-ve-benh-glaucoma-goc-mo-3 Thăm khám kịp thời để điều trị bệnh Glocom góc mở hiệu quả 

Mong rằng với bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh Glocom góc mở, đồng thời có thể nhận biết sớm các triệu chứng cũng như điều trị bệnh phù hợp. 

Kim Tuyền 

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm