Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không phụ thuộc vào thời gian phát hiện và cách điều trị có phù hợp để ngăn chặn những biến chứng trong thời gian dài.
Nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa cho những người trên 60 tuổi là bệnh tăng nhãn áp. Theo thời gian, nếu không có sự can thiệp sớm thì bệnh càng trở nên tồi tệ, gây giảm thị lực không đảo ngược, thậm chí còn có thể mù lòa. Vậy các triệu chứng của tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tăng nhãn áp là tình trạng áp lực nội nhãn tăng do thủy dịch trong mắt không thoát ra ngoài được hoặc nó sản sinh ra quá nhiều dẫn đến làm hỏng các dây thần kinh thị giác. Hầu như những người mắc bệnh tăng nhãn áp thường không xuất hiện triệu chứng và cũng không cảm thấy đau đớn. Vì thế , bạn cần đi khám mắt thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị bệnh tăng nhãn áp trước khi mất thị lực lâu dài.
Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp thường không rõ ràng nên rất khó để phát hiện ra. Ngoài ra, những dấu hiệu này còn phụ thuộc vào loại tăng nhãn áp mà người bệnh có thể mắc phải. Tùy vào loại bệnh mà có những biểu hiện khác nhau. Vậy để biết được bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không thì cùng tìm hiểu tiếp các thông tin dưới đây.
Tăng nhãn áp góc mở là hình thức bệnh phổ biến nhất của tăng nhãn áp. Khi mắc phải bệnh lý này bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng tăng nhãn áp nào cho đến khi thị lực bị giảm sút một cách đáng kể.
Một trong những dấu hiệu tăng nhãn áp góc mở thường xuất hiện các điểm mù loang lổ ở thị giác bên hoặc trung tâm thường xuyên ở hai bên mắt. Đến khi bệnh tiến triển thì người bệnh có tầm nhìn giống như hình ảnh qua một đường hầm tối.
Tăng nhãn áp góc đóng là một trong những dạng bệnh hiếm gặp hơn góc mở, chủ yếu là cấp tính, gây ra những cơn đau mắt dữ dội đi kèm với các triệu chứng như mắt đỏ, tầm nhìn mờ hoặc sương mù, xuất hiện các quầng sáng giống như cầu vồng, buồn nôn và ói mửa…
Dạng bệnh tăng nhãn áp đóng đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức nhằm ngăn ngừa tình trạng mất thị lực vĩnh viễn. Vì vậy, khi có các triệu chứng thì nên đến gặp bác ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời và ngăn chặn biến chứng của bệnh. Ngay cả khi được điều trị, vẫn có khoảng 15% người bệnh tăng nhãn áp sẽ bị mù ít nhất một mắt trong thời gian khoảng 20 năm.
Bệnh tăng nhãn áp thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh với các triệu chứng thường gặp như nhạy cảm với ánh sáng và có thắt mí mắt, chảy nước mắt liên tục, tăng kích thước tròng đen của mắt, dễ nhận thấy bé thường xuyên dụi mắt, nheo mắt hoặc nhắm mắt rồi giữ yên trong thời gian dài. Nếu phát hiện con có những dấu hiệu trên hãy đến bác sĩ thăm khám và tuân thủ theo chỉ dẫn để ngăn ngừa bệnh biến chứng nặng hơn.
Bệnh tăng nhãn áp thứ phát phụ thuộc vào nguyên nhân khiến áp lực nội nhãn của bạn tăng lên làm viêm bên trong mắt, còn được gọi là viêm màng bồ đào khiến bạn nhìn thấy quầng sáng. Bên cạnh đó, đục thủy tinh thể khiến tầm nhìn của bạn trở nên nặng hơn… Nếu mắt bạn bị chấn thương, đục thể tinh thể hoặc viêm mắt hãy thường xuyên đi kiểm tra để đảm bảo bạn không bị tăng nhãn áp.
Các bác sĩ chuyên khoa mắt đã cảnh báo rằng tăng nhãn áp là căn bệnh rất nguy hiểm, một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mù lòa. Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh và đối mặt với các biến chứng trên có xu hướng tăng nhanh. Đây là hồi chuông cảnh báo để mọi người quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe đôi mắt.
Nếu cảm thấy mắt bạn bị đau, đỏ hoặc triệu chứng nhức đầu đột ngột thì có thể đây là những dấu hiệu tăng nhãn áp góc hẹp cấp tính, viêm, nhiễm trùng, hay những tình trạng về mắt nghiêm trọng khác. Lúc này, bạn cần chăm sóc y tế ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương mắt vĩnh viễn hoặc có thể mù lòa.
Triệu chứng như buồn ngủ, mệt mỏi, khó thở khi sử dụng thuốc điều trị tăng nhãn áp. Điều này có nghĩa là thuốc gây tổn thương hoặc làm nặng thêm bệnh lý về tim và phổi của bạn.
Vì vậy, hãy tìm đến bác sĩ và cho biết về triệu chứng tăng nhãn áp đang gặp phải, các loại thuốc đang dùng, đặc biệt là thuốc điều trị xoang, dạ dày và rối loạn đường ruột để họ có những chẩn đoán một cách chính xác nhất.
Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán tăng nhãn áp diễn ra khác nhanh chóng và không gây đau nhức. Từ đó, bác sĩ sẽ đo áp lực mắt của bạn thông qua dụng cụ tonometer. Để thực hiện phương pháp này bác sĩ sẽ nhỏ vài giọt thuốc làm tê mắt để bạn không còn cảm giác. Nếu bạn đã từng phẫu thuật khúc xạ thì nên báo trước cho bác sĩ vì việc này sẽ có thể làm ảnh hưởng đến việc đọc áp lực của mắt.
Tuy nhiên, không phải ai có áp lực mắt cao điều phát triển thành bệnh tăng nhãn áp. Một số trường hợp áp lực mắt bình thường cũng có thể bị tổn thương dây thần kinh thị giác. Bác sĩ sẽ cho bạn một bài kiểm tra trường thị lực để kiểm tra những thay đổi tầm nhìn ngoại vi. Từ đó cho thấy hình ảnh chụp cắt lớp võng mạc của dây thần kinh thị giác cho thấy dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp.
Ngoài ra, còn một số xét nghiệm khác như nội soi kiểm tra giữa mống mắt và giác mạc, đo độ dày giác mạc, soi đáy mắt, kiểm tra thị lực. Đối với kiểm tra ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ gây mê và tiến hành xét nghiệm.
Như vậy, với những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không và những dạng bệnh phổ biến mà có thể mắc phải. Nên thường xuyên thăm khám mắt để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm cho mắt.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.