Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những điều quan trọng về tăng nhãn áp mà bạn nên biết

Ngày 16/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bạn có thể bị tăng nhãn áp mà không thấy xuất hiện triệu chứng nào. Điều này gây nguy hiểm khi tình hình bệnh phát triển nặng có thể dẫn đến mù loà.

Tăng nhãn áp (thiên đầu thống) là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây mù loà xếp thứ 2 chỉ sau đục thuỷ tinh thể. Mục tiêu điều trị chỉ có thể làm giãn nhãn áp hoặc làm chậm quá trình suy giảm thị lực. Để phòng tránh cũng như phát hiện căn bệnh nguy hiểm này bạn cần nắm được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ở bài viết dưới nhé. 

Tăng nhãn áp là bệnh gì?

Bệnh tăng nhãn áp hay còn được gọi bằng các cái tên khác như cườm nước, thiên đầu thống hay glaucoma. Bên trong mắt có thuỷ dịch và các dây thần kinh thị giác có chức năng truyền hình ảnh đến não. Khi thuỷ dịch không được tiết ra ngoài đúng cách sẽ tụ lại trong mắt. Khi thuỷ dịch càng ngày càng nhiều thì áp lực trong mắt càng tăng. Thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh thị giác làm suy giảm thị lực hoặc mất thị giác vĩnh viễn.

Có 4 loại tăng nhãn áp phổ biến: Tăng nhãn áp góc mở, góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh và thứ cấp.

Những điều quan trọng về tăng nhãn áp mà bạn nên biết 1 Tăng nhãn áp là một bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn

Ai có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp

Bất kỳ ai cũng có thể mắc tăng nhãn áp. Tuy nhiên có một số trường hợp dễ mắc bệnh này hơn là:

  • Người thân đã từng bị tăng nhãn áp.
  • Người đang bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,..
  • Sử dụng thuốc steroid để điều trị các bệnh lý khác như viêm khớp,...
  • Đã từng phẫu thuật mắt.

Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp có thể tồn tại mà không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc các dấu hiệu của mỗi người là khác nhau như dị ứng mắt, đau mắt đột ngột hoặc buồn nôn,... Còn đối với trẻ mắc bệnh bẩm sinh thì xuất hiện lớp mành mờ, mắt đỏ và nhạy cảm hơn với ánh sáng.

Vì vậy điều rất quan trọng là phải khám mắt định kỳ để có thể phát hiện tình trạng bệnh.

Bệnh tăng nhãn áp có chữa trị được không?

Bệnh tăng nhãn áp là không thể chữa khỏi và không tự phục hồi. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các tổn thương thị lực. Mục tiêu điều trị là làm giảm nhãn áp để ngăn ngừa mất thị lực.

Hiện nay, nhiều phương pháp giảm nhãn áp hiệu quả nhất như sử dụng thuốc uống, thuốc nhỏ mắt, điều trị bằng laser, phẫu thuật mắt hoặc kết hợp các biện pháp này tùy thuộc mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Chủ yếu là cải thiện quá trình thoát thuỷ dịch trong mắt.

Những điều quan trọng về tăng nhãn áp mà bạn nên biết 2 Bệnh tăng nhãn áp có thể điều trị để giảm nhãn áp hoặc hạn chế suy giảm thị lực nhanh chóng

Các phương pháp điều trị tăng nhãn áp

Mục tiêu của điều trị là cải thiện bệnh tăng nhãn áp để ngăn ngừa tổn thương thần kinh mất hoặc giảm thị lực trong tương lai. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà việc điều trị có thể bao gồm chăm sóc theo dõi, dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt là phương pháp giảm áp lực trong mắt được sử dụng phổ biến. Đôi khi cần kết hợp hai hoặc nhiều loại thuốc để đạt mục tiêu điều trị như mong muốn. Thuốc nhỏ được dùng để làm giảm áp suất trong mắt bằng cách giúp thuỷ dịch trong mắt thoát ra tốt hơn hoặc cân bằng lượng chất lỏng mà mắt tạo ra.

Thuốc nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp được phân loại theo các thành phần như: thuốc tương tự prostaglandin, thuốc chẹn bêta, thuốc ức chế anhydrase carbonic,... Ngoài ra, còn có thuốc kết hợp cho bệnh nhân cần dùng nhiều loại thuốc. 

Cần tái khám định kỳ trong thời gian điều trị để đánh giá hiệu quả của thuốc và kiểm soát các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. 

Những điều quan trọng về tăng nhãn áp mà bạn nên biết 3 Điều trị tăng nhãn áp bằng thuốc nhỏ mắt là phương pháp phổ biến

Sử dụng thuốc uống điều trị

Nếu điều trị bằng thuốc nhỏ mắt không hiệu quả như mong muốn, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc uống. Thường là thuốc ức chế anhydrase carbonic. Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, sỏi thận, hôn mê, giảm cân,... 

Nhớ uống thuốc mỗi ngày là một trong những thách thức để kiểm soát bất kỳ tình trạng bệnh nào và bệnh tăng nhãn áp cũng không là ngoại lệ. Để ghi nhớ việc uống thuốc, bạn có thể hẹn đồng hồ báo thức để nhắc nhở.

Thực hiện phẫu thuật

Phẫu thuật và laser thường không được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh tăng nhãn áp. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể kiểm soát nhãn áp bằng thuốc thì phải sử dụng phương pháp này. Bác sĩ sẽ tư vấn về ưu và nhược điểm của từng phương pháp điều trị trước khi bạn đưa ra quyết định.

Kiểm tra định kỳ

Trong quá trình điều trị cần được theo dõi chặt chẽ. Tùy thuộc vào mức độ kiểm soát và tổn thương dây thần kinh thị giác mà bác sĩ sẽ yêu cầu tái khám định kỳ. Lịch tái khám có thể là 2 tuần/lần hoặc 3 - 6 tháng/lần tuỳ thuộc vào mức độ bệnh của bạn.

Tình trạng tăng nhãn áp có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nó có thể do chấn thương hoặc bệnh ở mắt gây ra. Các triệu chứng của bệnh rất ít khi xuất hiện hay ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, tuân thủ điều trị và có biện pháp chăm sóc người bị tăng nhãn áp thì hầu hết bệnh sẽ không phát triển thành bệnh cườm nước hoặc suy giảm thị lực. Chia sẻ điều này với mọi người để cùng phòng tránh nhé.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:bệnh về mắt