Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chúng ta thường nghe đến độ pH của da nhưng thực chất đây là gì và nó ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe làn da?
Độ pH của da ảnh hưởng tới sự tươi trẻ, mịn màng và cả sức khỏe của làn da. Dù đóng vai trò quan trọng nhưng độ pH lại dễ bị chi phối bởi các tác nhân bên ngoài hay chính lượng hormone bên trong cơ thể.
Độ pH là mức thang từ 0 - 14 để đo tính axit (acidic) hay tính kiềm (alkaline) của một chất; với 0 là mức axit cao nhất và 14 là mức kiềm cao nhất. Da cũng có một độ pH tối ưu để có thể luôn sáng khỏe, mượt mà và đủ ẩm.
Độ pH tự nhiên của da dao động trong khoảng 5.5, có nghĩa là làn da có tính axit nhẹ. Nếu độ pH của da quá cao hoặc quá thấp so với mức tối ưu này đều sẽ ảnh hưởng tới hệ sinh thái tự nhiên gồm các chất dưỡng ẩm, vi khuẩn và dầu trên da.
Khi da nghiêng về tính axit cao, hệ vi sinh vật trên da thiếu cân bằng, lợi khuẩn không còn kiểm soát được hại khuẩn cũng như khó chống lại các tình trạng viêm nhiễm. Điều này có thể khiến da bị mụn và đỏ cũng như không thể phục hồi nhanh khi bị tổn thương.
Nếu da có tính kiềm quá cao, da lại dễ có các dấu hiệu lão hóa sớm. Một nghiên cứu trên Tạp chí Da liễu Anh (British Journal of Dermatology) cho thấy, trong 8 năm, phụ nữ có làn da nghiêng về tính kiềm hơn (có số pH cao) thì lượng nếp nhăn và chân chim cũng nhiều hơn so với những người có độ pH của da ở mức tối ưu.
Làn da rất dễ mất đi cân bằng pH vì các yếu tố bên ngoài tác động như hóa chất từ mỹ phẩm, môi trường hay các nguyên nhân từ bên trong như thay đổi hormone qua các thời kỳ.
Hóa chất ở đây bao gồm cả những sản phẩm chăm sóc da. Những chất nhũ hóa ẩn trong các sản phẩm tẩy rửa có thể làm mất lớp dầu tự nhiên có tác dụng bảo vệ da, khiến độ pH của da dễ bị tác động hơn bởi các tác nhân trong môi trường.
Một số chất có thể gây tác động lên độ pH của da như:
Sự biến động của các hormone giới tính như estrogen và progesterone khiến da sản xuất nhiều dầu thừa và bị mất đi độ pH tối ưu.
Ngoài ra, hormone cũng sẽ thay đổi tùy vào từng thời kỳ. Ví dụ như khi bạn bước sang độ tuổi 50 tuổi hoặc khi phụ nữ tiến đến gần giai đoạn mãn kinh. Ở những giai đoạn này, độ pH của da cũng bắt đầu thay đổi và ngày càng trở về mức trung tính. Da khi mất tính axit sẽ trở nên dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường, các gốc tự do và vi khuẩn hơn. Vậy nên, những tác nhân này sẽ góp phần phá vỡ độ pH của da nhiều hơn.
Chế độ ăn uống không lành mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, trong đó có việc khiến dễ bị kích ứng, dị ứng và mất đi độ cân bằng pH, dễ chịu tác động từ những yếu tố bên ngoài hơn.
Khi da mất cân bằng độ pH và xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực như viêm nhiễm hay lão hóa, bạn có thể thực hành một số cách để khắc phục như sau:
Thực phẩm bạn nạp vào cơ thể hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến mọi cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Nếu muốn da luôn khỏe mạnh và đẹp từ bên trong, bạn nên cân bằng pH bên trong cơ thể trước.
Độ pH tự nhiên của máu rơi vào khoảng 7.365 - 7.45, một mức pH nghiêng về tính kiềm. Ở trạng thái này cơ thể sẽ hoạt động một cách tốt nhất và làn da luôn sáng đẹp. Vì vậy bạn nên bổ sung các loại trái cây và rau quả tươi xanh có tính kiềm nhẹ và hạn chế các thực phẩm có tính axit như sữa hay các loại thịt.
Việc tắm quá lâu, đặc biệt là tắm với nước nóng chỉ khiến da bị mất nước, khô hơn và nhạy cảm hơn. Nếu da bạn cơ bản đã thuộc tuýp da khô và nhạy cảm thì lại càng không nên tắm quá nhiều.
Độ pH của da tăng 1.1 sau khi tắm với nước không. Tăng 1.2 sau khi tắm bằng xà phòng có tính kiềm và 0.9 sau khi tắm bằng các chất tẩy rửa tổng hợp khác. Trong 1 – 2 tiếng sau khi tắm, tính axit của da mới được phục hồi về mức 5.5.
Việc tắm rửa nhiều khiến da mất nhiều thời gian để phục hồi độ axit tự nhiên hơn. Vì vậy nên bạn chỉ cần tắm một lần vào buổi tối để làm sạch bụi bẩn là đã đủ. Sau khi tắm, bạn cũng có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi của da bằng cách dùng toner chăm sóc da hoặc kem dưỡng có tính axit nhẹ.
Việc lựa chọn mỹ phẩm quyết định khá nhiều đến diện mạo làn da. Để cân bằng pH trên da, bạn nên chọn mỹ phẩm có thành phần tự nhiên không thiên về tính axit hay kiềm quá nhiều. Ưu tiên chọn sản phẩm chứa thành phần chống oxy hóa như vitamin A, C và E. Những chất chống oxy hóa này giúp bạn duy trì độ axit của da bằng cách hỗ trợ các tế bào hoạt động một cách tối ưu và tránh được các ảnh hưởng từ môi trường.
Để cân bằng pH của da thì không thể không chú ý đến các thói quen chăm sóc da hàng ngày sau đây:
Mất cân bằng pH có thể làm mất đi sự tươi trẻ vốn có của làn da, da dễ bị kích ứng, nổi mụn, tấy đỏ hay bị lão hóa sớm. Để tránh những dấu hiệu tiêu cực này, bạn cần tránh các tác nhân ảnh hưởng tới độ pH của da như đã nêu trên. Đồng thời lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để có làn da sáng đẹp và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Thụy Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...