Tĩnh điện mùa đông là gì? Cách hạn chế tình trạng tĩnh điện mùa đông
Ngày 10/06/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Khi trời vào đông, chắc hẳn bạn đã không ít lần gặp phải rắc rối bởi hiện tượng “tĩnh điện mùa đông”. Vậy hiện tượng này là gì và cách hạn chế chúng xảy ra như thế nào là thắc mắc được nhiều người đặt ra.
Thời tiết mùa Đông của Việt Nam không khắc nghiệt như các nước châu Âu hay Đông Á bởi nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên hiện tượng tĩnh điện mùa đông rất dễ xảy ra ở vùng Bắc và Trung bộ khiến nhiều người gặp bất tiện trong sinh hoạt. Vậy đây là hiện tượng gì và phòng tránh chúng ra sao? Bài viết sẽ đề cập đến bạn chi tiết nhất.
Hiện tượng tĩnh điện mùa đông là gì?
Thực tế tĩnh điện vào mùa đông xảy ra trong đời sống không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. Chủ yếu chúng xuất hiện ở quần áo, chăn gối bởi các đồ dùng này có nguyên liệu, tính chất lý hoá các loại xơ bên trong dễ mất cân bằng điện tích.
Trong quá trình ma sát, tĩnh điện mùa đông là hiện tượng dễ xảy ra. Khi hai vật liệu tiếp xúc với nhau, điện tích sẽ được chuyển từ vật này sang vật kia từ đó dẫn tới dư thừa điện tích dương trên vật này và thừa điện tích âm ở vật còn lại. Hiện tượng này dễ dàng nhận ra khi bạn mặc áo quần vào mùa đông hay chải đầu bằng lược nhựa. Đôi khi bạn có thể cảm nhận được dòng điện nhỏ gây tê tê khi vô tình ma sát với một vật nào đó.
Tương tự nếu không muốn có cảm giác tê tay, bạn hạn chế chạm vào tay nắm cửa bằng kim loại, bởi điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu từ đó điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa gây tê.
Cách phòng tránh tĩnh điện mùa đông
Như đã đề cập, hiện tượng này không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ tuy nhiên chúng gây rắc rối trong các tình huống sinh hoạt. Phòng tránh tĩnh điện như thế nào cho hợp lý?
Tăng độ ẩm không khí: Tại sao tĩnh điện thường xuất hiện vào mùa đông mà không phải mùa hè? Bởi mùa hè không khí nóng sẽ giữ được độ ẩm cao hơn. Ngược lại mùa đông, độ ẩm trong không khí thấp cho nên dễ xảy ra hiện tượng tĩnh điện. Sử dụng máy phun sương lúc này là cách hay để tạo độ ẩm cho không khí. Bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm tinh dầu để sát khuẩn cho không gian.
Hạn chế sử dụng vật liệu gây tĩnh điện: Áo quần được làm từ sợi tổng hợp polyester, nylon rất dễ dẫn đến tĩnh điện. Ngoài ra giày cao su cũng tương tự vậy nên bạn dễ bị tê rần khi đi qua tấm thảm bằng len hay nylon. Tốt nhất nên sử dụng áo quần có chất liệu vải bằng cotton cũng như tích cực phơi khô áo quần tự nhiên thay vì sấy. Vào mùa đông, tốt nhất nên đi giày da để tránh hiện tượng tĩnh điện.
Dưỡng da cẩn thận: Tại sao phòng tránh tĩnh điện mùa đông lại liên quan đến việc dưỡng ẩm da? Bởi vào mùa đông, không chỉ không khí thiếu độ ẩm mà làn da cơ thể cũng thế. Bạn cần dùng kem dưỡng ẩm có kết cấu đặc để đảm bảo làn da không bị khô, hạn chế tạo môi trường thuận lợi cho hiện tượng tĩnh điện xuất hiện khi mặc áo quần.
Sử dụng giấy dryer sheet: Giấy Dryer sheet thường xuất hiện ở những gia đình dùng máy sấy áo quần. Làm mềm sợi vải, giúp cân bằng điện tích trong khi sấy áo quần chính là lý do chúng được ứng dụng. Việc làm này cũng tương tự như việc bạn sử dụng thêm nước xả vải trong quá trình giặt áo quần.
Khử tĩnh điện mùa đông ở quần áo ra sao?
Trong cuộc sống hằng ngày, gặp phải tĩnh điện khi cọ xát nhiều với áo quần đôi khi khiến bạn phải “đỏ mặt” bởi vải sẽ dính sát vào da trong thời gian dài. Vậy ngoài việc tìm hiểu về các cách phòng tĩnh điện kể trên, dưới đây là những mẹo giúp bạn khử tĩnh điện ngay tại áo quần hiệu quả nhất:
Dùng nước xả vải
Như đã đề cập, dùng nước xả vải trong quá trình giặt quần áo là cách hay để giảm tĩnh điện. Nhưng tại sao? Bởi nước xả vải có tác dụng làm mềm sợi vải, giảm tình trạng khô cứng của chất liệu từ đó sẽ ngăn tối đa tình trạng ma sát giữa áo quần với làn da. Chưa kể, hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước xả vải có hương thơm rất tinh tế nên bạn có thể tự tin hơn khi mặc trang phục đi ra ngoài. Có một mẹo hay để giảm tĩnh điện khi phơi áo quần đó là cho thêm một chén giấm trắng trong nước xả vải.
Phun sương vào áo quần
Nếu nhìn thấy hiện tượng tĩnh điện mùa đông xuất hiện trên áo quần thì lúc này bạn “chữa cháy” bằng cách phun một lượng nước thích hợp lên chúng dưới dạng phun sương. Cách làm này khiến electron được giải phóng trong nước, tình trạng tĩnh điện được cải thiện. Nếu không có máy phun sương thì bạn có thể dùng khăn ẩm để lau sơ trên quần áo.
Treo áo quần trong phòng tắm
Nơi có nhiều độ ẩm nhất trong nhà không nơi nào khác ngoài phòng tắm. Nếu muốn khử tĩnh điện hiệu quả thì treo áo quần vào nhà tắm là cách đơn giản nhất. Lúc này hơi ẩm thấm vào quần áo và sẽ khắc phục nhanh chóng hiện tượng tĩnh điện do thời tiết hanh khô.
Chà xát áo quần với mắc áo kim loại
Khi bạn chà xát áo quần lên mắc áo kim loại thì sẽ giúp các electron dịch chuyển sang mắc kim loại, ngăn tình trạng ngừa tĩnh điện trên áo quần. Vậy nên bạn có thể trang bị cho bản thân tủ quần áo sở hữu những mắc áo làm bằng kim loại để vào mùa đông không còn lo lắng về hiện tượng này.
Thực tế xuất hiện tĩnh điện còn là một dấu hiệu cho thấy làn da bạn đang bị khô và cần điều chỉnh. Đặc biệt vào mùa đông nếu làn da khô bong tróc quá mức thì hiện tượng nứt nẻ, lão hoá nhanh chóng diễn ra. Cấp ẩm tối ưu cho cơ thể là việc nên làm, ngoài việc dùng kem dưỡng như đã trình bày ở mục trên, bạn cần bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể dù cảm thấy không khát.
Hạn chế làm sạch quá mức vào thời tiết khô hanh, lạnh hoặc tắm nước ấm quá lâu. Đặc biệt chủ động không đi vào môi trường có khí hậu lạnh khắc nghiệt, bảo vệ da với lớp trang phục dày khi ra ngoài đường, nhất là lúc nhiệt độ xuống thấp và không quên bôi kem chống nắng cùng lotion cho da hằng ngày.
Trên đây là những chia sẻ về tĩnh điện mùa đông. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về hiện tượng thú vị này cũng như biết cách phòng tránh chúng như thế nào cho hiệu quả. Nếu cảm thấy bài viết hay thì đừng ngần ngại lưu lại hay chia sẻ cho bạn bè cùng biết.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.