Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi thực hiện tiêm bắp, việc nắm rõ vị trí tiêm, chỉ định và chống chỉ định, quy trình kỹ thuật tiêm bắp cũng như theo dõi và xử trí được các biến chứng có thể gặp phải trong quá trình tiêm là điều vô cùng cần thiết. Trong khuôn khổ của bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về tiêm bắp và chống chỉ định tiêm bắp.
Chống chỉ định tiêm bắp là gì? Đây vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm. Để làm sáng tỏ chủ đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật tiêm bắp trước nhé.
Tiêm bắp là kỹ thuật đưa thuốc vào cơ thể bằng cách sử dụng kim tiêm đưa thuốc vào sâu bên trong cơ bắp. Tiêm bắp thường được thực hiện ở các vị trí như cơ delta (vùng vai), cơ tứ đầu đùi (vùng đùi trước) hoặc cơ mông. Mục đích của tiêm bắp là giúp thuốc hấp thu vào máu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Kỹ thuật tiêm này được chỉ định trong trường hợp dung dịch thuốc cần đưa vào cơ thể là dung dịch đẳng trương, chẳng hạn như:
Các chuyên gia cho biết, kỹ thuật tiêm bắp cần được thực hiện bởi các nhân viên y tế có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả bởi vì tiêm bắp có thể gây ra một số tác dụng phụ hoặc biến chứng nếu không được thực hiện đúng cách.
Tiêm bắp là một trong những kỹ thuật khá phổ biến để đưa thuốc vào cơ thể song không phải trường hợp nào cũng có thể tiêm bắp. Trong quá trình tiêm bắp, việc tiêm sai chỉ định hoặc sai kỹ thuật có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Chính vì thế, khi thực hiện tiêm bắp, cần được thực hiện một cách chính xác và nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ cũng như quy trình kỹ thuật tiêm theo quy định của Bộ Y tế. Vậy những trường hợp nào chống chỉ định tiêm bắp?
Dưới đây là một số trường hợp chống chỉ định tiêm bắp, bạn đọc có thể tham khảo:
Sau khi tiêm bắp, người bệnh thường gặp phải tình trạng sưng đau tại vị trí tiêm. Nếu chỉ đơn thuần là bị sưng đau tại vị trí tiêm, bạn có thể chườm lạnh xung quanh vị trí tiêm để giảm sưng đau. Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng xử trí kịp thời nếu cần, tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra:
Các tai biến có thể xảy ra khi tiêm bắp bao gồm:
Nguyên nhân dẫn đến tai biến này thường do người bệnh giãy giụa và cử động liên tục trong quá trình tiêm hoặc do nhân viên y tế thực hiện sai kỹ thuật tiêm.
Cách đề phòng tai biến này là giữ người bệnh tốt, không để cho người bệnh giãy giụa cũng như cử động khi tiêm. Về phía nhân viên y tế đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, khi tiêm không tiêm ngập đốc kim để phòng trường hợp gãy kim vẫn có thể rút kim ra được.
Tai biến đâm vào dây thần kinh hông to thường xuất phát chủ yếu do nhân viên y tế không xác định được vị trí tiêm mông đúng dẫn đến tiêm sai vị trí. Bên cạnh đó, việc chọn góc đâm kim sai cũng có thể dẫn đến đâm vào dây thần kinh hông to khi tiêm mông.
Cách đề phòng: Nhân viên y tế cần nắm chắc cách xác định vị trí tiêm mông và thực hiện tiêm đúng một góc 90 độ.
Tắc mạch cũng là một trong những tai biến có thể xảy ra khi tiêm bắp. Nguyên nhân là do tiêm thuốc dạng dầu hoặc nhũ vào trong mạch máu.
Cách phòng ngừa đó là sau khi đâm kim tiêm vào, nhân viên y tế cần hút thử xem bơm tiêm có máy không trước khi tiến hành bơm thuốc. Trong trường hợp có máu trào ra cần rút kim tiêm và tiêm ở một vị trí khác.
Áp xe nhiễm khuẩn xảy ra do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi tiêm. Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương mà cách xử trí có thể là chườm nóng hoặc chích áp xe trong trường hợp cần thiết.
Để phòng ngừa tai biến khi tiêm bắp này, đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi tiêm là điều cần thiết.
Tai biến gây hoại tử và mảng mục khi tiêm bắp thường liên quan đến một số yếu tố, bao gồm:
Nếu bạn hoặc ai đó trải qua những triệu chứng như sưng tấy, đau đớn, hoặc mảng mục sau tiêm bắp, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá và điều trị kịp thời.
Sau khi tiêm bắp, người bệnh có thể gặp phải tình trạng sốc phản vệ với các biểu hiện nổi mẩn ngứa, nổi mề đay, mất ổn định huyết áp, mạch nhanh, hốt hoảng, bồn chồn, tiểu tiện không tự chủ… Nếu không may bị sốc phản vệ khi tiêm bắp, cần được khẩn trương xử trí theo phác đồ xử lý sốc phản vệ của Bộ Y tế.
Để phòng ngừa tai biến này hiệu quả nhất là người bệnh cần được tiến hành khám lâm sàng trước khi tiêm (tiền sử dị ứng thuốc, tiền sử bệnh lý, các trạng thái sốc phản vệ đã từng gặp phải trước đó…) đồng thời người bệnh cũng cần theo dõi tại phòng tiêm tối thiểu 30 phút sau tiêm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh kỹ thuật tiêm bắp mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về kỹ thuật tiêm bắp, nắm được các trường hợp chống chỉ định tiêm bắp và hướng xử trí khi gặp phải các phản ứng phụ và tai biến sau tiêm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề hôm nay, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết này để được chuyên gia giải đáp sớm bạn nhé.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.