Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tính vị quy kinh là gì? Tính vị quy kinh có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể?

Ngày 16/08/2022
Kích thước chữ

Tính vị quy kinh trong từng loại thảo dược Đông y đều có đặc tính khác nhau, tùy thuộc vào sắc vị sẽ được chỉ định quy kinh phù hợp để điều chỉnh lại cân bằng âm dương theo quan niệm Đông y.

Hẳn mọi người cũng đã nghe quá rất nhiều về thuật ngữ tính vị quy kinh trong các bài thuốc y học cổ truyền. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của thuật ngữ này, vì thế để giải đáp tính vị quy kinh là gì, mọi người hãy cùng xem qua bài viết sau đây nhé. 

Tổng quan tính vị quy kinh là gì trong y học cổ truyền?

Tính vị quy kinh là một trong nhiều dược lý quan trọng của Đông y, để thuốc có thể tác động vào một hoặc nhiều vị trí nhằm tạo sự cân bằng âm dương trong cơ thể.

Tính vị quy kinh là gì? Tính vị quy kinh có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể? 1

Tính vị quy kinh là gì trong y học cổ truyền?

Quy kinh là gì?

Quy kinh trong Đông y là vị trí trong cơ thể mà thuốc có tác dụng đến nhiều nhất. “Quy” là sự tập trung tác dụng của thuốc. “Kinh” nghĩa là các vị trí nội tạng phủ của cơ thể.

Tùy vào tính dược lý của từng loại thuốc mà tác động vào một vị trí (một kinh) hay nhiều vị trí (nhiều kinh). Nhìn chung, khi kê đơn thuốc, các bác sĩ Đông y thường dựa vào số lượng kinh để tăng tác dụng điều trị.

Ngoài ra, tạng phủ, kinh lạc thường có mối liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau, vì thế các thầy thuốc Đông y thường sử dụng các vị thuốc có khả năng đi vào nhiều kinh hơn.

Tính vị là gì?

Từng bài thuốc sẽ có sắc vị khác nhau, bạn sẽ nhận ra năm vị điển hình bằng vị giác nhất đó là: Chua (toan), mặn (hàm), ngọt (cam), cay (tân), đắng (khổ) và cuối cùng là vị đạm không thể nhận biết qua vị giác nên ở một số tài liệu sẽ ghi là lục vị.

  • Vị chua: Có trong các dược liệu như Sơn thù có công dụng chữa các bệnh mồ hôi. Ngoài ra còn có Kha tử, Ngũ bột tử chữa trị các bệnh về tiêu hóa, tiêu chảy thời gian dài hoặc Ô mai chữa đau bụng.
  • Vị mặn: Hiệu quả trong việc chữa táo bón, viêm và lao hạch có thể làm mềm các vùng bị cứng hoặc ứ đọng chất rắn.
  • Vị cay: Bổ sung chất dinh dưỡng trong chữa trị các bệnh về chứng hư như Mạch môn để giảm cơn đau dạ dày. Giảm bớt độc tính của thuốc hay giảm độc cơ thể khi dùng thuốc.
  • Vị đắng: Dùng để chữa chứng nhiệt, chứng thấp, ví dụ như Hoàng liên nhiệt trừ thấp chữa lỵ và ỉa chảy nhiễm trùng.
  • Vị đạm: Có trong các dược liệu như Ý dĩ, Hoạt thạch có tác dụng lợi niệu.

Mối quan hệ giữa tính vị và quy kinh trong Đông y

Mối quan hệ lấy lý luận ngũ hành làm cơ sở, đặc biệt là quan hệ giữa ngũ sắc, ngũ vị, ngũ tạng. Cụ thể bao gồm như sau:

  • Thuốc có vị chua, sắc xanh quy vào kinh Can.
  • Thuốc có vị mặn, sắc đen quy vào kinh Thận.
  • Thuốc có vị cay, sắc trắng quy vào kinh Phế.
  • Thuốc có vị đắng, sắc đỏ quy vào kinh Tâm.
  • Thuốc có vị ngọt, sắc vàng quy vào kinh Tỳ.

Một số tính vị quy kinh của các vị thuốc phổ biến nhất

Sau đây là các dược liệu chữa trị thường được kê đơn trong Đông y.

Thuốc phát tán phong hàn Bạch Chỉ

  • Rễ của cây Bạch chỉ có tác dụng chữa nhức đầu, đau răng, cảm do phong hàn, chữa viêm mũi dị ứng, chống viêm làm bớt mủ vết thương ở tuyến vú, các vết thương do côn trùng cắn, đặc biệt là rắn.
  • Tính vị quy kinh: Có vị cay tác động vào kinh Can, Phế.

Tính vị quy kinh là gì? Tính vị quy kinh có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể? 2

Bạch chỉ có hiệu quả trong kháng viêm, đau răng

Thuốc phát tán phong hàn Kinh Giới

  • Bộ phận lá và hoa của Kinh giới thường được sử dụng để bào chế thuốc chữa cảm mạo do lạnh, đau dây thần kinh do lạnh, trị các bệnh nốt ban như sởi, thuỷ đậu. Còn có hiệu quả giải độc, giải dị ứng, cầm máu.
  • Tính vị quy kinh: Vị cay, tác động vào kinh Can, Phế.

Thuốc phát tán phong nhiệt Tang Diệp

  • Tang Diệp (lá dâu) là loại lá bánh tẻ phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm có công dụng chữa cảm sốt, viêm họng, dị ứng, nổi ban xuất huyết.
  • Tính vị quy kinh: Vị ngọt, đắng, tác động vào kinh Can, Phế.

Tính vị quy kinh là gì? Tính vị quy kinh có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể? 3

Bạc hà là thảo dược thường được kết hợp trong nhiều bài thuốc Đông y chữa cảm sốt

Thuốc phát tán phong nhiệt Cúc Hoa

  • Cúc hoa có nhiều công dụng đối với sức khỏe như giải nhiệt, chữa đau đầu, mụn nhọt, cao huyết áp. Ngoài ra Cúc hoa còn được kết hợp với Bạc hà và lá Dâu để chữa các bệnh về cảm sốt hiệu quả. Hơn nữa Cúc hoa còn chữa trị các bệnh về mắt, giảm thị lực khi phối hợp cùng Mạn kinh tử, Kỷ tử.
  • Tính vị quy kinh: Vị ngọt, đắng và tác động vào kinh Can, Phế, Thận.

Thông tin trong bài viết nhằm giải đáp cho mọi người về định nghĩa tính vị quy kinh là gì trong các bài thuốc Đông y. Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập đến một số tính vị quy kinh của các loài dược liệu chữa trị các bệnh phổ biến trong Đông y. Tuy nhiên mọi thông tin chỉ có giá trị tham khảo, cần có sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ Đông y trước khi sử dụng, tránh có nhiều tác dụng không mong muốn.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm