Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tổng hợp bài tập phục hồi chức năng sau tai biến tại nhà

Ngày 03/05/2023
Kích thước chữ

Sau tai biến, việc tập luyện hỗ trợ bệnh nhân rất nhiều trong việc phục hồi sức khỏe và chức năng, khả năng vận động. Trong bài viết hôm nay, nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn khám phá những bài tập phục hồi chức năng sau tai biến đơn giản, hiệu quả.

Người bệnh sau tai biến thường được các bác sĩ khuyến khích tập luyện vật lý trị liệu giúp tốc độ phục hồi nhanh chóng hơn. Ngoài những bài tập tại trung tâm, bệnh nhân có thể áp dụng thêm những bài tập phục hồi chức năng sau tai biến dưới đây.

Khả năng phục hồi sức khỏe sau tai biến

Hầu hết mọi người đến nghĩ rằng bệnh nhân đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não rất nguy hiểm và không có khả năng phục hồi, nếu có, tỷ lệ cũng rất nhỏ. Nhận định về vấn đề trên, các chuyên gia cho biết, bệnh đột quỵ hay tai biến đều để lại những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe bệnh nhân nhưng việc có phục hồi được hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. 

Tổng hợp bài tập phục hồi chức năng sau tai biến tại nhà 1
Khả năng hồi phục sau tai biến của mỗi người là khác nhau

Mức độ bệnh khác nhau sẽ có hiệu quả điều trị khác nhau, khả năng phục hồi cũng có sự chênh lệch. Trường hợp bệnh nhân còn trẻ và mức độ bệnh nhẹ, chỉ bị yếu, liệt nửa người thì hiệu quả của các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến khá cao. Ngược lại, bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nền hoặc đã vỡ mạch máu não, khả năng phục hồi khá thấp, cao nhất chỉ khoảng 90 - 95%. 

Vậy khả năng hồi phục chức năng sau tai biến của bệnh nhân phụ thuộc vào những yếu tố nào? Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trạng và tốc độ bình phục của người bị tai biến. 

  • Tuổi tác: Theo nhiều nghiên cứu về sức khỏe cũng như thực tế, bệnh nhân trẻ tuổi có nhiều thuận lợi hơn người cao tuổi trong việc điều trị và phục hồi chức năng sau tai biến. 
  • Tình trạng sức khỏe, bệnh tật: Người có bệnh nền hoặc tình trạng sức khỏe yếu cần nhiều thời gian để chữa trị, hồi phục hơn người khỏe mạnh bình thường. 
  • Tâm lý: Với người bị tai biến thì tâm lý cực kỳ quan trọng. Người có xu hướng chán nản, mệt mỏi, buồn rầu, lo âu,... thường xuyên sẽ bình phục chậm hơn người có sức khỏe tinh thần tốt. Vì thế, người nhà bệnh nhân và bác sĩ nên chia sẻ, động viên, khích lệ bệnh nhân nhiều hơn trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng.

Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến đơn giản, dễ áp dụng

Bệnh tai biến là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm, tác động sâu rộng đến sức khỏe và đặc biệt là khả năng vận động của người bệnh. Trong những di chứng của tai biến, liệt vận động là thường gặp nhất. Khi này, bệnh nhân có thể thực hiện những bài tập phục hồi chức năng sau tai biến để cơ thể làm quen lại với vận động, kích thích các dây thần kinh và khối cơ hoạt động trở lại. 

Tổng hợp bài tập phục hồi chức năng 2sau tai biến tại nhà
Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến nên thực hiện đều đặn để có hiệu quả

Bài tập đứng thẳng, giữ thăng bằng cho bệnh nhân tai biến

Một trong những bài tập phục hồi chức năng sau tai biến hiệu quả, dễ làm nhất mà bệnh nhân nên thử, đó là động tác đứng thẳng, giữ thăng bằng. Sau cơn tai biến mạch máu não, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến đi lại, di chuyển khó khăn, dễ té ngã,... Các bước thực hiện động tác nhau sau: 

  • Nếu bệnh nhân còn yếu hãy nhờ người hỗ trợ đứng thẳng dậy, chân rộng bằng vai. 
  • Mắt bệnh nhân nhìn về trước, dồn trọng lực cơ thể vào 1 chân và từ từ co chân còn lại lên khỏi mặt đất. Lưu ý cố gắng giữ thăng bằng càng lâu càng tốt. 
  • Bệnh nhân cũng có thể dựa vào người đỡ hoặc ghế, cột, thẳng lưng, co 1 chân lên, đầu gối nâng cao khi tập, giữ trong 10 giây. 

Bài tập này cần thực hiện thường xuyên và tăng dần thời gian giữ thăng bằng của bệnh nhân để đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc dồn trọng lực vào 1 chân vừa giúp cơ chân khỏe mạnh hơn, vừa kích thích não bộ giữ thăng bằng khi vận động. 

Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến - Bài tập bắc cầu

Phần lớn bệnh nhân tai biến sẽ bị có phần hông và các nhóm cơ quan trọng bị yếu đi, gây khó khăn trong vận động. Thực hiện bài tập phục hồi chức năng sau tai biến này thường xuyên sẽ kích thích cơ bắp vận động, tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ. 

  • Bệnh nhân nằm xuống mặt sàn, có thể sử dụng thảm tập. 
  • Đặt gối hoặc khăn gấp phía dưới khớp gối của người bệnh. 
  • Người hỗ trợ hướng dẫn bệnh nhân dồn lực từ khớp gối xuống khăn/gối và dần dần nâng bàn chân lên cao nhất có thể. 
  • Động tác này khá đơn giản nhưng có hiệu quả cao trong việc luyện tập các khối cơ chân, phục hồi khả năng điều khiển linh hoạt của não bộ. 

Tập luyện cơ 2 bên đùi 

Người bệnh tai biến thường bị ảnh hưởng nhiều nhất ở nửa dưới cơ thể nên ngoài tập chân, bắp chân, cơ chân, bạn cũng nên áp dụng bài tập phục hồi chức năng sau tai biến hỗ trợ cơ đùi, đảm bảo linh hoạt trong vận động và đi lại. 

  • Trước khi tập luyện, người bệnh cần kéo căng cơ đùi 2 bên bằng cách đặt lòng bàn chân đạp lên khăn, hai tay kéo căng khăn về phía cơ thể và chân tác động một lực ngược lại. 
  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng xuống sàn, tay gối dưới đầu và 1 tay còn lại chống ngang bụng. 
  • Co 2 đầu gối lên và dần dần mở 2 đầu gối, 2 bàn chân kẹp chặt vào nhau. 
  • Giữ trong 10 giây và lặp lại mỗi ngày để tăng hiệu quả.
Tổng hợp bài tập phục hồi chức năng sau tai biến tại nhà 3
Bài tập cơ đùi với giúp phục hồi khả năng vận động linh hoạt

Lưu ý khi phục hồi chức năng sau tai biến

Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi bạn lưu ý một số điều dưới đây: 

  • Loại bỏ nguy cơ gây tai biến: Khi cảm nhận sức khỏe có vấn đề như cao huyết áp, tiểu đường, tim đập nhanh,... thì bạn cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, không nên chủ quan dẫn đến nguy cơ tai biến.
  • Kiên trì, thường xuyên: Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến hay bất cứ phương pháp điều trị nào cũng cần có thời gian để phát huy tác dụng. Bệnh nhân nên tập luyện thường xuyên, kiên trì, chịu khó để đạt được kết quả khả quan nhất. 
  • Quan sát: Người nhà, người hỗ trợ hoặc bác sĩ, điều dưỡng,... nên quan sát bệnh nhân trong lúc tập, tránh trường hợp tập sai cách dẫn đến chấn thương hoặc khả năng vận động của người bệnh chưa vững, dễ té ngã. 

Mong rằng với những bài tập phục hồi chức năng sau tai biến mà nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ, bạn đọc đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích. Người bị tai biến dù đã kết thúc điều trị vẫn nên thăm khám thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh nguy cơ bệnh tái phát hoặc biến chứng nguy hiểm. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin