Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tổng hợp các thông tin cần biết về hội chứng sợ độ cao

Ngày 19/11/2022
Kích thước chữ

Vì sao bạn thường xuyên sợ độ cao? Bạn không dám đứng trên cao nhìn xuống bên dưới? Có thể bạn chưa biết, các biểu hiện đó chứng tỏ bạn bị mắc hội chứng sợ độ cao. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng này nhé!

Hội chứng sợ độ cao dù không gây hại đến sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh thậm chí không dám đi máy bay, không thể leo cầu thang nhất là các cầu thang không có tay vịn. Vậy hội chứng này là do đâu, những ai dễ mắc và nên cải thiện hội chứng này như thế nào? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây

Hội chứng sợ độ cao là như thế nào?

Theo giới chuyên môn, hội chứng sợ độ cao được đánh giá như một dạng ám ảnh về không gian và cảm giác khó chịu, sợ hãi thậm chí cực đoan khi đứng trên cao. Trên thực tế, mọi người đều có cảm giác sợ hãi khi lên tới một độ cao nhất định, chuyên môn gọi là cảm giác sợ rơi. Tuy nhiên, với những người mắc hội chứng sợ độ cao, họ cảm thấy hoảng sợ, run rẩy, khó giữ bình tĩnh thậm chí kích động và khó kiểm soát bản thân khi lên cao.

Thống kê cho thấy, có khoảng 2 – 4% dân số mắc phải hội chứng sợ độ cao và nữ giới là đối tượng thường gặp hơn nam giới.

Tổng hợp các thông tin cần biết về hội chứng sợ độ cao 1 Người sợ độ cao luôn có cảm giác mình đang rơi xuống

Mắc hội chứng sợ độ cao do đâu?

Về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ độ cao khá đa dạng, nó có thể bắt nguồn do người bệnh từng ngã, từng gặp tai nạn ở một độ cao nhất định. Điều này khiến họ luôn cảm thấy ám ảnh khi ở trên cao và thường trực cảm xúc sợ hãi khi buộc phải lên cao.

Một nguyên nhân khác nữa là do một số người bị hạn chế khả năng giữ thăng bằng, họ thường bị chóng mặt, mất thăng bằng và luôn có cảm giác mình sắp ngã xuống khi ở trên cao. Phần lớn các trường hợp bị sợ độ cao thường không tìm được nguyên nhân cụ thể.

Đối tượng nào dễ mắc chứng sợ độ cao?

Thống kê cho thấy, mọi người đều có thể mắc chứng sợ độ cao, nhất là khi di chuyển qua độ cao 2.400m.

Những người mắc các bệnh về phổi hoặc sống ở những nơi thấp và đồng bằng – đã quen với điều kiện không khí và áp suất là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc chứng sợ độ cao. Tỷ lệ nữ giới mắc chứng này cũng cao hơn nam giới.

Tổng hợp các thông tin cần biết về hội chứng sợ độ cao 2 Sợ độ cao khiến bạn hoảng sợ, lo lắng khi đứng trên cao

Biểu hiện của hội chứng sợ độ cao

Đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, khó thở, mệt mỏi,… là những dấu hiệu phổ biến ở những người mắc hội chứng sợ độ cao. Các triệu chứng này thường xuất hiện sau 6h sau khi lên cao.

Với những trường hợp nghiêm trọng, người bị sợ độ cao thậm chí có thể khó khăn khi hít thở, liên tục ho và ho ra các chất lỏng, run rẩy và bước đi không vững, lú lẫn đầu óc và dần mất ý thức.

Nếu chính bạn gặp phải hoặc nhìn thấy người bị hội chứng sợ độ cao có các dấu hiệu trên thì cần ngay lập tức tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên môn, tránh để bệnh lý rơi vào tình trạng nguy kịch, việc người bệnh khó thở thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng sợ độ cao

Để xác định một người có mắc hội chứng sợ độ cao hay không, bác sĩ sẽ thông qua các phương pháp khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Tổng hợp các thông tin cần biết về hội chứng sợ độ cao 3 Điều trị chứng sợ độ cao bằng thuốc

Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để kiểm tra xem bệnh nhân có bị tràn dịch phổi không. Tiếp đó chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, chụp CT não, chụp X-quang, điện tâm đồ

Sau khi xác định chính xác bệnh và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị hội chứng sợ độ cao bằng thuốc, cho thở oxy và các chỉ định chuyên khoa khác. Người bệnh sẽ được vận chuyển xuống những nơi thấp hơn để họ bình tĩnh trở lại và bắt đầu điều trị.

Cải thiện chứng sợ độ cao như thế nào?

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng hoàn toàn có thể tự cải thiện nỗi sợ độ cao bằng cách thực hiện theo những lời khuyên sau:

  • Không nên tăng độ cao quá nhanh mà cần thời gian thích nghi dần dần, tăng dần độ cao tùy theo mức độ chịu đựng của cơ thể.
  • Luôn có người bên cạnh khi di chuyển đến những nơi cao hơn, tránh tình trạng bạn hoang mang, lo sợ dẫn đến khó thở và ngã xuống.
  • Thăm khám bác sĩ thường xuyên và cần hỏi ý kiến bác sĩ khi cần di chuyển đến những nơi cao hơn. Thậm chí, nên mang thuốc theo bên mình để phòng ngừa và kịp thời xử lý khi xảy ra tình huống xấu.
  • Nghỉ ngơi thư giãn, chú ý chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể quá sức chịu đựng hoặc nhận thấy có người bị chứng sợ độ cao.

Hội chứng sợ độ cao có thể cải thiện dần dần nếu bạn kiên trì và thích nghi tốt. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chuyên gia khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường bạn nhé!

 

Lại Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.