Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có bao giờ bạn thấy con bạn hay mơ màng, nói trước quên sau, cực mất tập trung và hiếm khi giữ trật tự? Rất có thể đây là dấu hiệu trẻ tăng động mà bạn cần chú ý.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một loại rối loạn thần kinh có ảnh hưởng rất lớn tới mối quan hệ xã hội và sự thành công của một người. Các dấu hiệu trẻ bị tăng động rất khác nhau và đôi khi khó mà nhận ra bởi nó khá tương đồng với những biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, để đánh giá chính xác xem một trẻ có bị tăng động hay không, các bác sĩ cần dựa trên một vài tiêu chí đặc biệt.
Thông thường tăng động giảm chú ý được chẩn đoán khi trẻ còn nhỏ, trung bình khoảng 7 tuổi. Những trẻ lớn hơn vẫn có biểu hiện nhưng sẽ phức tạp hơn. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của ADHD ở trẻ em.
Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý phổ biến nhất là chỉ tập trung vào bản thân. Bé gần như không có khả năng nhận ra nhu cầu và mong muốn của người khác. Điều này có thể dẫn đến hai dấu hiệu tiếp theo.
Chính vì trẻ chỉ tập trung vào bản thân nên chúng rất hay ngắt lời, làm gián đoạn một cuộc nói chuyện. Nhất là khi cuộc nói chuyện đó không có sự tham gia của bé, bé sẽ tìm cách xen vào mà không quan tâm tới suy nghĩ của người trong cuộc.
Trẻ bị ADHD không thích phải đợi lâu. Biểu hiện rõ nhất khi bé phải chờ tới lượt mình khi ở trong lớp học hoặc khi tham gia các trò chơi với bạn bè.
Trẻ bị tăng động gặp khó khăn khi phải tự kiểm soát cảm xúc của mình. Chúng thường tự bùng nổ cơn tức giận vào những hoàn cảnh không phù hợp. Với trẻ nhỏ hơn thì thường ăn vạ.
Hiếm khi cha mẹ trẻ bị tăng động thấy con mình ngồi yên. Bé luôn đứng dậy, chạy vòng vòng và thấy bứt rứt khi bị bắt ngồi yên một chỗ trong thời gian dài.
Chính vì hay bị bồn chồn nên trẻ bị ADHD hiếm khi chơi tốt được các trò cần sự yên tĩnh, lặng lẽ.
Trẻ bị tăng động thường quan tâm tới rất nhiều điều khác nhau nhưng hiếm khi thấy chúng có thể hoàn thành một việc gì đó trọn vẹn. Ví dụ: Chúng bắt tay vào làm bài tập nhưng chỉ vài phút sau đã thấy bị thu hút bởi việc khác.
Trẻ bị tăng động giảm chú ý hay gặp rắc rối khi phải lập và hoàn thành kế hoạch. Những sai lầm này chủ yếu đến từ sự cẩu thả chứ không hẳn là lười biếng hay không thông minh.
Không phải trẻ bị ADHD lúc nào cũng quậy phá và ồn ào. Trẻ tăng động cũng rất nhiều khi mơ màng, không tập trung. Chúng sẽ nhìn chằm chằm vào khoảng không, mơ mộng và lãng quên mọi thứ xung quanh.
Trẻ bị tăng động giảm chú ý cực hay quên làm bài tập về nhà. Không những thế chúng cũng hay bị mấy đồ dùng học tập hoặc đồ chơi.
Cuối cùng, các dấu hiệu trẻ tăng động như trên sẽ xuất hiện ở bất cứ đâu, cả khi bé đang ở trường hay ở nhà.
Huyền Trang
Nguồn: Healthline
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.