Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Thang Vanderbilt là gì? Đối tượng cần sử dụng thang đo Vanderbilt

Ngày 25/07/2024
Kích thước chữ

Thang Vanderbilt thường được sử dụng để đo nguy cơ tăng động giảm chú ý ở trẻ. Tăng động giảm chú ý ở trẻ là loại rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ. Khi đó, trẻ sẽ có những hành vi hiếu động quá mức đồng thời suy giảm khả năng chú ý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và sự phát triển đối với các mối quan hệ xung quanh của trẻ.

Nếu thấy trẻ có nhiều biểu hiện khác thường, cha mẹ nên sử dụng thang Vanderbilt giúp hỗ trợ chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ tại nhà. Việc kiểm tra với thang đo sẽ giúp cha mẹ tầm soát sớm nguy cơ và có phương án can thiệp kịp thời.

Biểu hiện của trẻ khi mắc tăng động giảm chú ý

Hiếu động quá mức

Trẻ có biểu hiện hoạt động liên tục, không biết mệt và không dành ra thời gian để nghỉ ngơi. Ngoài ra nếu bắt chúng ngồi xuống, trẻ sẽ không ngừng cựa quậy, làm ồn và không để tâm đến lời dọa nạt của người lớn.

Khả năng tập trung kém

  • Khả năng tập trung của trẻ khi mắc chứng tăng động giảm chú ý là rất kém, không bao giờ lắng nghe và làm theo những lời khuyên của người lớn, ít khi thực hiện được một việc gì đó trọn vẹn.
  • Trẻ rất dễ bị thu hút bởi nhiều thứ nhưng sẽ không làm được lâu mà sẽ thường có xu hướng đó là bỏ dở giữa chừng hay chuyển từ việc này sang việc khác. Đồng thời, rất dễ bị phân tâm bởi một vật hay một sự việc khác đang diễn ra xung quanh.
  • Gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác, có thể trong lúc đang nói chuyện với bố mẹ hoặc nghe thầy cô giảng bài khi được yêu cầu nhắc lại trẻ sẽ không nhớ nổi.
  • Có kết quả học tập kém dù trẻ không hề kém thông minh hơn so với các bạn đồng trang lứa, nhưng chỉ vì khả năng tập trung kém.
Thang Vanderbilt là gì? Đối tượng cần sử dụng thang đo Vanderbilt 1
Khả năng tập trung của trẻ khi mắc chứng tăng động giảm chú ý là rất kém

Hấp tấp, bồng bột

Phần lớn những đứa trẻ này sẽ có tính hấp tấp, bất cẩn, vội vàng và bồng bột, được biểu hiện như sau:

  • Trẻ hấp tấp trả lời khi người khác chưa hỏi xong, khó chờ đến lượt của mình.
  • Thường xuyên phá đám trong khi người lớn đang nói chuyện hoặc khi các bạn cùng lớp đang chơi đùa.
  • Dễ mắc lỗi khi đang học tập hoặc thực hiện các công việc khác.

Chậm phát triển ngôn ngữ

Một nét khá nổi bật trong biểu hiện ở những trẻ bị tăng động giảm chú ý là sự chậm phát triển ngôn ngữ. Những trẻ này phát triển khả năng giao tiếp bình thường ở giai đoạn đầu, nhưng lớn dần sẽ chậm lại và thường gặp phải các vấn đề về diễn đạt lời nói và cấu trúc câu.

Dễ nổi nóng và khó kiềm chế được cảm xúc

Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường rất dễ giận dữ, nổi nóng và khó kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Do đó, rất dễ gây ra xô xát và tổn thương đến những người thân trong gia đình. Ngoài ra, với tính cách này sẽ khiến trẻ không có bạn thân hoặc bị bạn bè xa lánh.

Thang Vanderbilt là gì?

Đây là một công cụ dùng để đánh giá sơ bộ về tình trạng tăng động giảm chú ý của trẻ. Khi mắc phải tăng động giảm chú ý trẻ thường có xu hướng hấp tấp, bốc đồng hoặc hiếu động thái quá. Hội chứng này đồng thời cũng khiến trẻ gặp tình trạng giảm chú ý, tập trung kém trong mọi tình huống.

Thang đo Vanderbilt giúp cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra những phán đoán chuẩn xác về tình hình sức khỏe tinh thần của trẻ. Đây là biện pháp được phát triển bởi Mark L Wolraich ở tại trung tâm Khoa học Y tế Oklahoma.

Thang đo được dùng trong các trường hợp:

  • Nhận định các dấu hiệu tiêu biểu của hội chứng tăng động giảm chú ý và các chức năng bị suy giảm.
  • Hỗ trợ sàng lọc một số bệnh đi kèm như: Chứng rối loạn hành vi, trầm cảm, lo lắng và rối loạn thách thức chống đối.

Đối tượng sử dụng thang Vanderbilt

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu tăng động giảm chú ý, cha mẹ có thể dùng thang đo Vanderbilt để tiến hành sàng lọc cho trẻ. Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi đều có thể đo nếu có các dấu hiệu như:

  • Không thể ngồi yên và dễ bị phân tâm khi học tập hoặc đang làm việc gì đó.
  • Không tập trung và hay chen ngang khi người khác đang nói chuyện với mình.

Nội dung thang đo Vanderbilt

Bảng dưới đây là thang đo sàng lọc nguy cơ tăng động giảm chú ý. Cha mẹ hãy dùng và khoanh tròn vào những đáp án đúng nhất với hành vi của trẻ ở ít nhất 2 môi trường là ở trường và ở nhà.

Điểm cộng sẽ được đánh giá qua các tiêu chí sau:

  • 0 = Không bao giờ.
  • 1 = Đôi khi.
  • 2 = Thường xuyên.
  • 3 = Rất thường xuyên.
Thang Vanderbilt là gì? Đối tượng cần sử dụng thang đo Vanderbilt 2
Thang đo sàng lọc nguy cơ tăng động giảm chú ý
Thang Vanderbilt là gì? Đối tượng cần sử dụng thang đo Vanderbilt 3
Thang đo sàng lọc nguy cơ tăng động giảm chú ý
Thang Vanderbilt là gì? Đối tượng cần sử dụng thang đo Vanderbilt 4
Thang đo sàng lọc nguy cơ tăng động giảm chú ý
Thang Vanderbilt là gì? Đối tượng cần sử dụng thang đo Vanderbilt 5
Thang đo sàng lọc nguy cơ tăng động giảm chú ý
Thang Vanderbilt là gì? Đối tượng cần sử dụng thang đo Vanderbilt 6

Hãy chọn phương án đúng nhất với hành vi của trẻ:

  • 1 là kém nhất.
  • 2 - 3 là bình thường.
  • 4 là tốt hơn bình thường một chút.
  • 5 là rất tốt.
Thang Vanderbilt là gì? Đối tượng cần sử dụng thang đo Vanderbilt 7
Chọn phương án đúng nhất với hành vi của trẻ để đánh giá nguy cơ tăng động giảm chú ý

Hướng dẫn chấm điểm với thang đo Vanderbilt

Cha mẹ cần thông qua kết quả từ câu hỏi của thang Vanderbilt để đánh giá nguy cơ tăng động giảm chú ý ở trẻ. Hãy chấm điểm như sau:

  • Từ câu 1 đến 9, nếu có 6 câu đạt trên 2 điểm trở lên thì khả năng trẻ đang bị giảm tập trung.
  • Từ câu 10 đến 18, nếu kết quả có hơn 6 câu đạt từ 2 điểm trở lên thì khả năng trẻ đang bị tăng động - xung động.
  • Đối với trường hợp cả 2 mục đều có số điểm cao thì trẻ có thể đã bị dạng kết hợp của hội chứng này.
  • Nếu từ câu 1 đến câu 47 trẻ có trên 5 câu đạt mức 3 điểm thì khả năng trẻ đang mắc tăng động giảm chú ý.

Tình trạng tăng động giảm chú ý có thể xuất hiện khi trẻ còn rất nhỏ. Vì thế, việc thực hiện đánh giá sàng lọc bằng thang đo Vanderbilt là rất cần thiết. Điều này giúp trẻ có thời gian cải thiện kỹ năng trong tương lai. Theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin