Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một đứa trẻ liên tục di chuyển, nói nhiều và không thể ngồi yên một chỗ đôi khi không phải do chúng nghịch ngợm. Mặt khác, một người lớn không thể tập trung hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng không phải do người đó thiếu trách nhiệm, thiếu tập trung. Đây có thể là biểu hiện của các loại tăng động thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn.
Tăng động chính là một dạng rối loạn phát triển thần kinh rất phổ biến ảnh hưởng tới sự chú ý, khả năng tập trung cũng như kiểm soát hành vi của con người. Để hiểu thêm về các loại tăng động thường gặp, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Bệnh tăng động hay còn được gọi với tên gọi khác là Rối loạn tăng động giảm chú ý - ADHD chính là một rối loạn phát triển thần kinh thường gặp gây ảnh hưởng tới khả năng chú ý, khả năng tập trung cũng như khả năng kiểm soát hành vi của con người. Các biểu hiện của tăng động thường xuất hiện rõ rệt nhất ở trẻ em và có thể kéo dài tới độ tuổi trưởng thành. Bất kỳ ai cũng có thể bị tăng động nhưng tình trạng này thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới.
Các triệu chứng tăng động sẽ xuất hiện khi trẻ ở giữa các lứa tuổi từ 3 đến 6 tuổi và độ tuổi trung bình được chẩn đoán là 7 tuổi. Ngoài ra, rối loạn tăng động giảm chú ý còn có thể xảy ra ở người lớn nhưng tỷ lệ thấp hơn và hiện tại đang có xu hướng tăng lên.
Cho đến hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng ADHD vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng, một số yếu tố có thể liên quan tới tình trạng ADHD như:
ADHD được chia thành 3 loại chính gồm: Loại không chú ý, loại tăng động và loại kết hợp cả hai. Mỗi loại tăng động sẽ có những đặc điểm khác nhau và đặc trưng, cụ thể cho từng loại. Những hành vi bất thường ở trẻ thường biểu hiện theo các cách sau:
Tăng động loại không chú ý sẽ khiến cho người bệnh gặp phải nhiều các triệu chứng không chú ý. Cụ thể, người bệnh sẽ thường:
Tăng động không chú ý thường gặp nhiều ở các bé gái hơn là các bé trai.
Đây là loại tăng động đặc trưng bởi các triệu chứng hiếu động một cách thái quá và bốc đồng. Những bệnh nhân mắc loại này không có nhiều các dấu hiệu không chú ý và biểu hiện cũng không rõ rệt như các triệu chứng khác:
Đa phần các bé trai sẽ mắc chứng tăng động nhiều hơn các bé gái.
Tăng động loại kết hợp không chỉ có những triệu chứng của sự giảm chú ý mà còn có cả những hành vi tăng động khiến cho những người xung quanh mệt mỏi, stress. Sự kết hợp của hai loại này sẽ được biểu hiện ra ngoài một cách rõ rệt. Hầu hết người bệnh đều sẽ có hành vi thiếu chú ý hoặc tăng động ở một mức độ nào đó. Các hành vi thường xảy ra với tần suất thường xuyên, gây ảnh hưởng tới các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày ở trường học, ở nhà, ở nơi làm việc, cơ quan hay trong các tình huống xã hội.
Phần lớn tình trạng ADHD ở trẻ là loại kết hợp và loại này cũng phổ biến hơn ở bé trai. Theo thời gian, các triệu chứng bệnh có thể thay đổi, vì thế mà loại ADHD mà người bệnh mắc phải cũng có thể thay đổi.
Mặc dù không thể chữa khỏi hay phòng ngừa hoàn toàn được bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD nhưng vẫn có một số biện pháp điều trị giúp cải thiện cũng như làm tăng chất lượng cuộc sống, giảm thiểu triệu chứng bệnh.
Các biện pháp này có thể là sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu hay thay đổi thói quen sống, nhận sự trợ giúp từ các chuyên gia,... Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh, hãy xây dựng cho mình những thói quen sống lành mạnh, các mẹ bầu thì nên tránh xa khói thuốc lá và không lạm dụng chất kích thích trong thai kỳ.
Phần lớn trẻ em được chẩn đoán mắc phải hội chứng này đều không còn bất cứ biểu hiện bệnh nào nữa khi chúng ngoài 20 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp còn tồn tại biểu hiện bệnh và gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Ở các trường hợp này, có thể sẽ cần can thiệp các biện pháp sử dụng thuốc, trị liệu kết hợp để kiểm soát tốt bệnh.
Như vậy đọc đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ về các loại tăng động thường gặp ở trẻ em và cả người lớn. Hãy xây dựng cho mình và cả trẻ nhỏ những thói quen sống thật lành mạnh để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý không mong muốn gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.