Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Top 4 cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm không phải ai cũng biết

Ngày 27/07/2023
Kích thước chữ

Sổ mũi là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ em. Lúc này dịch nhầy tích tụ lại khoang mũi gây cản trở hô hấp. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra cho trẻ nhiều rủi ro sức khỏe. Một trong những biện pháp điều trị được nhiều người áp dụng đó là cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm.

Từ lâu, tinh dầu tràm trà đã được nhiều người biết đến với công dụng trị sổ mũi. Tuy nhiên, cách sử dụng tinh dầu tràm trà sao cho đúng và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn đọc một số cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị sổ mũi

Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có sổ mũi. Tình trạng sổ mũi ở trẻ nhỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Không khí khô: Không khí sẽ trở nên khô hơn khi độ ẩm thấp. Thêm vào đó, niêm mạc của trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm với không khí khô. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ có những biểu hiện như thở khò khè và sổ mũi.
  • Chất gây dị ứng: Những tác nhân có thể khiến niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng, gây hắt hơi, sổ mũi và chảy nước mũi trong phải kể đến như gió, bụi, nấm mốc, khói thuốc, khói hóa học,...
  • Cảm lạnh và cảm cúm: Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu do hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Khi mắc cảm cúm hay cảm lạnh, trẻ có thể có một số biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt…
  • Amidan hoặc VA sưng to: Chức năng của VA và Amidan là nhận diện và bắt giữ vi khuẩn và virus xâm nhập qua mũi, cổ họng từ đó kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tự nhiên chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi VA sưng to hoặc sưng Amidan, khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể bị suy giảm, dẫn đến tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ.
  • Dị vật ở mũi: Dị vật ở mũi như nút áo, sỏi, đồ chơi… không chỉ khiến trẻ bị sổ mũi mà nếu dị vật không được phát hiện và loại bỏ kịp thời còn có thể dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng.
Top 4 cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm không phải ai cũng biết 1
Hiện tượng sổ mũi ở trẻ nhỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Có nên trị sổ mũi cho trẻ bằng dầu tràm?

Hầu hết trường hợp trẻ bị hắt hơi sổ mũi nhẹ đều có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách và cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm là một trong những mẹo được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều mẹ không khỏi băn khoăn liệu rằng các cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm có thực sự tốt cho bé?

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá, thân và cành của cây tràm, chứa nhiều hoạt chất có lợi, đặc biệt là có tính kháng khuẩn, chống nấm và kháng viêm rất cao. Nhờ vậy, dầu tràm giúp hỗ trợ điều trị tình trạng sổ mũi ở trẻ nhỏ một cách hiệu quả.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong tinh dầu tràm có chứa Alpha - Terpineol và Eucalyptol. Đây là hai hoạt chất hóa học có tác dụng trong việc cải thiện chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ, cụ thể Alpha - Terpineol có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh, trong khi đó Eucalyptol lại có tác dụng tiêu đờm và sát khuẩn nhẹ.

Không chỉ dừng lại ở đấy, nhiều nghiên cứu còn cho thấy tinh dầu tràm có khả năng ức chế sự hoạt động của virus cúm từ đó giảm các triệu chứng sổ mũi và ngạt mũi hiệu quả.

Trong Đông y, lá tràm có vị cay ấm, có tác dụng giảm thống, tiêu đờm và khu phong. Ngoài ra, dầu tràm còn giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm mạo thông thường.

Tuy nhiên trên thực tế có một số trường hợp trẻ bị kích ứng da sau khi sử dụng dầu tràm, nhất là trẻ sơ sinh. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng các cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm nhé.

Top 4 cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm không phải ai cũng biết 2
Dầu tràm giúp cải thiện chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ một cách hiệu quả

Cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm

Dưới đây là 4 cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm mà các mẹ có thể tham khảo:

Hòa dầu tràm vào nước tắm của trẻ

Hòa dầu tràm vào nước tắm của trẻ không chỉ giúp cải thiện chứng sổ mũi mà còn mang đến cho trẻ cảm giác sảng khoái và thư giãn.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị một chậu nước ấm để tắm cho trẻ sau đó nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm vào trong chậu nước và tắm cho trẻ. Trong quá trình tắm, mẹ dùng khăn xô thấm nước sau đó lau lên người bé, tránh để nước vào mắt hoặc tai của trẻ bởi tinh dầu tràm có thể khiến trẻ bị cay và khó chịu.

Tắm cho bé trong khoảng từ 5 - 10 phút sau đó dùng khăn khô lau người và nhanh chóng mặc quần áo cho bé để tránh tình trạng nhiễm lạnh.

Cho bé xông tinh dầu tràm

Một trong những cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm mà mẹ có thể áp dụng đó là cho bé xông tinh dầu tràm. Mẹ co thể cho một lượng vừa đủ vào máy xông, lúc này máy xông sẽ tỏa hơn khuếch tán xung quanh phòng. Khi bé hít tinh dầu tràm sẽ khiến bé dễ thở hơn đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng đường hô hấp một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng máy xông tinh dầu tràm còn có tác dụng làm sạch không khí, diệt khuẩn từ đó bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây hại.

Massage cho bé bằng tinh dầu tràm

Massage là một liệu pháp thư giãn giúp mang lại cảm giác sảng khoái cho trẻ. Khi kết hợp thoa tinh dầu tràm cùng liệu pháp này sẽ làm tăng hiệu quả trị sổ mũi.

Cách thực hiện:

Mẹ cởi bỏ quần áo của trẻ và đặt trẻ nằm ngửa. Lấy khoảng 2 - 3 giọt dầu tràm lên tay sau đó nhẹ nhàng massage vùng bụng, lưng, lòng bàn tay và lòng bàn chân của bé. Khi massage mẹ cần chú ý không thoa tinh dầu vào những vùng da mỏng và nhạy cảm như vùng mắt, mắt của bé bởi điều này có thể khiến bé cảm thấy khó chịu.

Top 4 cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm không phải ai cũng biết 3
Massage cho bé bằng tinh dầu tràm là một trong những cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm

Cho bé ngửi dầu tràm

Dầu tràm có tính cay nóng, chính vì thế mẹ không nên cho bé ngửi dầu tràm trực tiếp. Thay vào đó, mẹ nên nhỏ một vài giọt dầu tràm vào khăn sau đó quấn vào cổ bé. Điều này giúp trẻ làm ấm cổ và ngăn ngừa nhiễm lạnh. Cùng với đó, khi trẻ hít vào mùi hương thoang thoảng của dầu tràm sẽ theo đó đi sâu vào trong khoang mũi của bé, mang theo nhiều hoạt chất có lợi giúp cải thiện chứng ngạt mũi hiệu quả.

Khi sử dụng dầu tràm trị sổ mũi cho trẻ cần lưu ý những gì?

Mặc dù các hoạt chất có trong tinh dầu tràm được đánh giá là khá lành tính và an toàn, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm, mẹ cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Tuyệt đối không thoa dầu tràm lên những vùng da nhạy cảm của trẻ bởi điều này có thể khiến trẻ bị kích ứng trên da. Do đó, đối với những vùng da này, mẹ có thể pha loãng trước khi bôi hoặc nhỏ một vài giọt dầu tràm vào quần áo của trẻ.
  • Mẹ cần tránh bôi dầu tràm lên vết thương hở bởi có thể làm cho vết thương bị kích ứng gây tổn thương các cơ nặng hơn khiến vết thương khó lành, thậm chí khiến vết thương đó bị viêm loét và sưng mủ.
  • Bôi với một lượng dầu tràm vừa đủ, việc lạm dụng dầu tràm có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bé nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung.
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kiểm tra phản ứng trên da của trẻ trước khi cho bé sử dụng dầu tràm bằng cách pha loãng một ít tinh dầu tràm với nước sau đỏ nhỏ thử lên da của trẻ. Nếu vùng da đó xuất hiện mẩn đỏ, dị ứng… thì có thể trẻ bị mẫn cảm với tinh dầu tràm. Lúc này mẹ không nên cho trẻ dùng dầu tràm để đảm bảo an toàn.
Top 4 cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm không phải ai cũng biết 4
Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu tràm trị sổ mũi cho bé

Trên đây là top 4 cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm mà chúng tôi đã tổng hợp để chia sẻ cho bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được bạn trong cuộc sống hàng ngày. Đừng quên chia sẻ bài viết đến những người xung quanh nếu thấy hữu ích bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.