Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trầm cảm cười là gì? Phương pháp điều trị hội chứng trầm cảm cười hiệu quả

Ngày 18/10/2022
Kích thước chữ

Khi nhắc đến trầm cảm thì nhiều người thường nghĩ tới những biểu hiện buồn rầu, thờ ơ, tuyệt vọng, cô đơn hoặc chán nản. Bên cạnh đó có một một hội chứng mà nhiều người không biết đó là hội chứng trầm cảm cười. Vậy trầm cảm cười là gì? Biểu hiện của bệnh như thế nào và có những phương pháp nào điều trị bệnh trầm cảm cười?

Bên cạnh giải đáp thắc mắc trầm cảm cười là gì thì hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu: Nguyên nhân gây ra hội chứng trầm cảm cười? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Và đối tượng nào có khả năng cao mắc chứng bệnh này? Để từ đó tìm phương pháp điều trị chứng trầm cảm cười phù hợp.

Trầm cảm cười là gì?

Trầm cảm được coi là một bệnh lý tâm thần, làm cho người mắc bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn rầu, chán nản, tuyệt vọng. Trầm cảm cười hay còn gọi là Smiling Depression. Trầm cảm cười là một sự rối loạn cảm xúc hay còn có tên gọi là trầm cảm không điển hình, rối loạn trầm cảm kéo dài (PDD).

Hội chứng trầm cảm cười là một loại thuật ngữ chỉ những người cố gắng tìm cách che giấu cảm xúc thật của bản thân, họ có tỏ ra luôn luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời trong mọi tình huống cuộc sống. Bên ngoài luôn hạnh phúc nhưng bên trong người bệnh lại là những rối loạn về nội tâm, mặc cảm về tội lỗi, bi quan về tương lai.

Đối với những người bị trầm cảm thì biểu hiện của họ thường là ủ rũ, chán nản, mệt mỏi, thiếu sức sống, mất dần đi hứng thú đối với những hoạt động xung quanh, không muốn trò chuyện hay tiếp xúc với bất kỳ ai. Còn đối với người bệnh mắc trầm cảm cười thì người bệnh luôn giấu cảm xúc của chính mình khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm.

Do vậy, trầm cảm cười được coi là một tâm thần nặng và nguy hiểm so với các dạng trầm cảm thông thường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng tuyệt vọng cực độ, có thể nghĩ đến việc tự sát. Đây cũng là hội chứng khiến người bệnh trở thành gánh nặng của gia đình và cả xã hội.

Trầm cảm cười là gì? Phương pháp điều trị hội chứng trầm cảm cười hiệu quả mà bạn nên biết 1
Bệnh lý trầm cảm cười là gì?

Dấu hiệu nhận biết hội chứng trầm cảm cười

Nếu chỉ nhìn tổng thể bên ngoài thì những người bị mắc chứng trầm cảm cười không có biểu hiện hay dấu hiệu nào cả. Bên ngoài bao bọc bởi họ là những nụ cười, sự vui vẻ, luôn lạc quan và hạnh phúc khiến cho những người xung quanh tưởng họ có cuộc sống rất tốt.

Nhưng bên trong người bị trầm cảm cười lại phải chịu nhiều tổn thương, nỗi đau trong tâm lý, trong nội tâm lúc nào cũng phải đấu tranh. Những điều này họ chỉ biểu hiện rõ khi họ tự đối diện với chính mình mà không cho bất kỳ ai biết.

Một số dấu hiệu của hội chứng trầm cảm cười:

  • Tinh thần tuy lạc quan, vui vẻ, hạnh phúc nhưng dễ thay đổi tâm trạng đột ngột, dễ nhầm với tình trạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
  • Mất hứng thú với các hoạt động mà trước đây họ từng thích, giảm tính năng động, giảm dần nhiệt huyết đối với học tập, công việc.
  • Bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Vào cuối ngày thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, không có năng lượng mà không rõ nguyên nhân.
  • Khi tham gia vào các cuộc họp, thảo luận hay mất tập trung, cảm thấy trống rỗng không nghĩ được gì.
  • Thay đổi khẩu vị thất thường, cân nặng.
  • Mệt mỏi, thờ ơ.
  • Hay có cảm giác tuyệt vọng: Là những cảm giác tội lỗi, tự trách, dằn vặt bản thân về những lỗi lầm trong quá khứ, cảm thấy bản thân không có giá trị và mất niềm tin vào cuộc sống.
Trầm cảm cười là gì? Phương pháp điều trị hội chứng trầm cảm cười hiệu quả mà bạn nên biết 2
Rối loạn giấc ngủ là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh trầm cảm cười

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm cười

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý trầm cảm cười vẫn còn nhiều tranh cãi và chỉ là các giả thuyết được đặt ra. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu đưa ra rằng nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm cười là do sự thiếu hụt các chất dẫn truyền trong hệ thống não bộ và chủ yếu là chất Serotonin. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác phối hợp như gen di truyền, môi trường sống, tâm lý xã hội…

Bên cạnh đó, có rất nhiều lý do khiến cho người mắc bệnh trầm cảm cười giấu bệnh và không muốn chia sẻ. Đó có thể là muốn bảo vệ sự riêng tư của bản thân để tránh sự phán xét của xã hội. Dưới đây là các lý do khiến cho người bệnh không muốn người khác biết về tình trạng của bản thân và chấp nhận sống chung với bệnh như:

Sợ trở thành gánh nặng cho người thân: Thông thường trầm cảm và cảm giác tội lỗi luôn song hành cùng nhau. Vì thế, người mắc bệnh trầm cảm cười không muốn làm liên lụy và tạo bất kỳ gánh nặng nào cho những người xung quanh. Do đó, họ không biết làm thế nào để nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài nên họ luôn giữ cuộc đấu tranh nội tâm bên trong con người mình.

Xấu hổ: Nhiều người bệnh cho rằng trầm cảm là một biểu hiện của sự yếu đuối, là điểm yếu của mình và họ tin rằng chỉ cần bản thân cố gắng là có thể thoát ly khỏi tình trạng này. Tuy nhiên, họ thường không thể tự thoát ra được và luôn luôn có điều gì đó không ổn xảy ra với họ. Đồng thời, những người mắc trầm cảm thường lo sợ rằng nếu nói ra mọi người sẽ chê cười và lợi dụng điểm yếu này để tổn thương họ.

Phủ nhận sự thật: Theo thống kê từ các nghiên cứu, có khoảng trên 50% người mắc trầm cảm cười phủ nhận rằng họ đang chán nản. Họ tin rằng chỉ cần luôn mỉm cười, thể hiện bản thân luôn vui vẻ là không bị trầm cảm và họ ép bản thân không được phép trầm cảm. Nhiều người không chấp nhận rằng đang có điều gì đó bất ổn xảy ra với họ.

Chủ nghĩa hoàn hảo: Những người có tính cầu toàn luôn yêu cầu mọi thứ xung quanh họ và ngay chính bản thân họ phải luôn hoàn hảo. Do đó, dù có đang bị trầm cảm, họ vẫn cố ngụy trang vui vẻ để che đi nỗi đau hay vấn đề đang gặp phải. Vì thế, họ tin rằng nếu thừa nhận bản thân trầm cảm nghĩa là cuộc sống của họ không còn hoàn hảo và họ không chấp nhận được điều đó.

Hạnh phúc không thực tế: Với sự phát triển của các trang mạng xã hội, nhiều người đã sử dụng nó để đăng những bức hình thể hiện họ thành công thế này, họ hạnh phúc ra sao. Điều này tạo cho con người những hạnh phúc phi thực tế, vô hình chung bóp méo đi khái niệm về hạnh phúc của nhiều người. Từ đó khiến cho những người trầm cảm tin rằng chỉ có bản thân mình đang gặp phải những vấn đề tâm lý, cảm thấy bị cô lập và càng khiến họ e ngại chia sẻ về tình trạng mình đang mắc phải, khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.

Trầm cảm cười là gì? Phương pháp điều trị hội chứng trầm cảm cười hiệu quả mà bạn nên biết 3
Người mắc trầm cảm cười luôn phủ định rằng bản thân khỏe mạnh

Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm cười

Giống như nhiều loại trầm cảm khác, trầm cảm cười cũng có thể điều trị được. Tuy nhiên, việc phát hiện và chẩn đoán bệnh trầm cảm cười khá khó khăn vì nhiều người không biết chính bản thân đang mắc bệnh trầm cảm cười hoặc họ cố tình che giấu bệnh tình và không tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Do đó, để tìm được phương pháp điều trị trầm cảm cười phù hợp và hiệu quả, người bệnh cần chia sẻ, chấp nhận bản thân đang mắc bệnh và cần được điều trị để tránh bệnh ngày càng tiến triển theo chiều hướng xấu. Dưới đây là một số phương pháp điều trị trầm cảm cười:

  • Tâm lý trị liệu: Nếu nghi ngờ hay phát hiện bản thân hoặc người thân bị trầm cảm cười, hãy đến gặp bác sĩ tâm thần để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh đang gặp phải. Đối với mức độ nhẹ, người mắc trầm cảm có thể bắt đầu với tâm lý trị liệu dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của chuyên viên tâm lý nhằm giúp họ giải tỏa và kiểm soát được cảm xúc, sức khỏe tâm lý của mình.
  • Thuốc: Ở mức độ trung bình hoặc nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc là lựa chọn đầu tiên cho người trầm cảm. Lúc này, bác sĩ sẽ lên một phác đồ điều trị cụ thể theo từng giai đoạn và người bệnh cần tuân thủ theo. Tránh không lạm dụng thuốc an thần hay thuốc ngủ nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tạo lối sống lành mạnh: Thực hiện theo một lối sống lành mạnh sẽ là bước đệm để củng cố sức khỏe tinh thần giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục như ăn uống khoa học, tập thể dục hoặc chơi thể thao đều đặn, cố gắng tạo thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc… có một cơ thể khỏe mạnh thì tâm chí sẽ trở nên lành mạnh và cân bằng.
Trầm cảm cười là gì? Phương pháp điều trị hội chứng trầm cảm cười hiệu quả mà bạn nên biết 4
Tạo lối sống lành mạnh bằng việc tập luyện thể thao

Cuộc sống luôn có những lúc thăng lúc trầm, nên chúng ta hãy học cách chấp nhận những cảm xúc thật của bản thân và chia sẻ với người thân của mình để tránh mắc phải những căn bệnh về tâm lý như trầm cảm cười, Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi trầm cảm cười là gì và có thêm kiến thức về các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm cười.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin