Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trật khớp hàm: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Ngày 26/03/2024
Kích thước chữ

Trật khớp hàm là một bệnh lý y tế phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả trật khớp hàm là gì?

Trật khớp hàm là nguyên nhân gây ra nhiều khó khăn và bất tiện cho cuộc sống hàng ngày của những người mắc phải. Bệnh lý này không chỉ gây đau đớn và không thoải mái cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhai, nói chuyện và thậm chí là giấc ngủ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về căn bệnh này để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả trật khớp hàm.

Trật khớp hàm là gì?

Trật khớp hàm hay còn được gọi là sái quai hàm, là tình trạng mà xương quai hàm đã bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Các đối tượng mắc rối loạn khớp thái dương hàm thường gặp phải tình trạng lỏng dây chằng và xương cơ hàm, có thể dẫn đến hiện tượng trật khớp hàm. Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh này cũng dễ bị tái phát trở lại.

Trật khớp hàm: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa 1
Trật khớp hàm là tình trạng mà xương quai hàm đã bị lệch khỏi vị trí ban đầu

Nguyên nhân của trật khớp hàm rất đa dạng, bao gồm:

  • Viêm nhiễm ở vùng mũi và họng;
  • Thói quen nghiến răng trong khi ngủ;
  • Căng thẳng, mệt mỏi hoặc stress kéo dài;
  • Cười lớn, ngáp mạnh hoặc mở miệng quá lớn khi ăn;
  • Hoạt động vượt quá khả năng hoặc mang vác đồ nặng, tạo áp lực lên cổ và vai, gây căng cơ;
  • Có tư thế ngủ không đúng khoa học, cụ thể là nằm sấp hoặc nằm ngửa trong một thời gian dài có thể gây ra hiện tượng sái quai hàm.

Biểu hiện của trật khớp hàm

Trật khớp hàm là một vấn đề về sức khỏe phổ biến và có thể gây ra nhiều phiền toái cho người mắc phải. Những người mắc bệnh trật khớp hàm thường gặp phải một số biểu hiện đặc trưng như sau:

Đau nhức và ù tai ở vùng tai trước

Các cơn đau ở quai hàm có thể lan rộng lên vùng đầu và tai, gây ra cảm giác ù tai và đau nhức ở phần trước tai. Điều này có thể dẫn đến tình trạng không nghe rõ hoặc có thể không nghe thấy bất cứ thứ gì. Bên cạnh đó, các cơ quan trong vùng tai cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề.

Trật khớp hàm: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa 2
Ngáp mạnh hoặc mở miệng quá lớn có thể gây trật khớp hàm

Cổ và quai hàm có thể bị cứng

Một triệu chứng khác của trật khớp hà là người bệnh sẽ cảm thấy bị cứng ở cổ và quai hàm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không tránh khỏi trường hợp tê và nhức ở phần trong của quai hàm, gây khó khăn trong việc xoay cổ, đặc biệt là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.

Xuất hiện tiếng động khi mở miệng

Người bị trật khớp hàm thường gặp trở ngại khi mở miệng và có thể nghe thấy tiếng lục cục từ vùng quai hàm. Những tiếng này phát ra do các chấn động ở vùng xương khớp, khiến cho cơ và gân xương quai hàm bị trật khỏi vị trí bình thường. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống và nhai thức ăn.

Cách điều trị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả

Để điều trị trật khớp hàm, có nhiều phương pháp khác nhau có thể được áp dụng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra. Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Để giảm đau và sưng khớp hàm, bạn có thể chườm một túi đá vào vùng bị trật khớp hàm. Thời gian chườm khoảng 20 phút và có thể thực hiện từ 3 đến 4 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng đau và sưng giảm đi. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau hoặc tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Các biện pháp vật lý trị liệu như tập thể dục, mát-xa và đai cổ cũng có thể giúp cải thiện sự linh hoạt và làm giảm triệu chứng của bệnh.
  • Trong những tuần đầu sau khi bị trật khớp hàm, nên ăn các loại thực phẩm mềm để tránh tác động đến khớp hàm, phòng trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trong khoảng 6 tuần kể từ khi bị trật khớp hàm, bạn nên hạn chế mở miệng quá rộng. Hãy cẩn thận khi ngáp hoặc cắn thức ăn, tránh nói to hoặc hát. Khi ngáp, đặt nắm đấm dưới cằm để tránh mở miệng quá rộng.
  • Nếu cảm giác đau không thuyên giảm và tình trạng này vẫn cứ tiếp tục tái phát liên tục, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu gặp khó thở hoặc chảy máu, hãy đến cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời và đúng cách.
  • Trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần và các phương pháp điều trị trước đó không hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để điều chỉnh vị trí của khớp hàm. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ cũng có thể thắt chặt các dây chằng xung quanh khớp hàm để ổn định khớp. Đôi khi, việc cắt mỏm khớp có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện để khớp hàm được nối liền đúng vị trí với nhau một cách chính xác.
  • Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề để ngăn chặn tái phát bệnh như ăn các món ăn mềm, tránh há miệng quá lớn, không nói to. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể thực hiện các bài tập mát xa nhẹ nhàng để giúp cải thiện sự linh hoạt và độ trơn tru của các khớp và cơ mặt.
Trật khớp hàm: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa 3
 Chườm một túi đá vào vùng bị trật khớp hàm có thể giúp giảm đau

Cách phòng ngừa tình trạng trật khớp hàm

Việc chăm sóc sức khỏe và tìm hiểu các phương pháp giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng của trật khớp hàm là rất cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Để giảm nguy cơ trật khớp hàm, bạn cần tuân thủ các biện pháp sau đây:

  • Bạn cần tránh xa hoặc hạn chế các công việc, trò chơi hoặc môn thể thao có thể gây nguy hiểm cho khớp hàm. Khi tham gia các hoạt động này, hãy tuân thủ các quy định của chủ doanh nghiệp hoặc tổ chức như: Đeo mũ bảo hiểm hoặc sử dụng miếng bảo vệ. Đây là các biện pháp quan trọng để bảo vệ mình và giảm nguy cơ chấn thương, bao gồm cả trật khớp hàm.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần chú ý đến những điều sau: Tránh mở miệng quá rộng khi ăn các món có kích thước lớn và hạn chế ngáp quá to. Đây là những biện pháp cơ bản nhưng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh. Đối với những người thường xuyên ngáp to, hãy nhớ đặt tay dưới cằm khi ngáp để giảm nguy cơ mở miệng quá rộng.
  • Nên hạn chế các cử động mạnh tại khớp hàm.
Trật khớp hàm: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa 4
Hạn chế ngáp quá to để tránh trật khớp hàm

Trật khớp hàm không chỉ gây ra cảm giác đau đớn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, việc hiểu rõ nguyên nhân và các phương pháp điều trị trật khớp hàm, bệnh nhân có thể tìm được giải pháp phù hợp để giảm bớt tác động của bệnh và đảm bảo sự an toàn cho cơ thể.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng trật khớp hàm. Ngoài ra, trong trường hợp bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, đừng chần chừ mà hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn về cách điều trị phù hợp nhất. 

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin