Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trật khớp là gì? Cách xử trí khi bị trật khớp

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trật khớp là hậu quả của chấn thương khớp khiến các đầu xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có thể bị trật khớp. Nếu khớp bị trật một phần, nó được gọi là thoái hóa khớp. Trật khớp thường xảy ra ở cổ chân, đầu gối, vai, hông, khuỷu tay và xương quai hàm, ngoài ra còn có thể trật khớp đầu chi như ngón tay, ngón chân.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Trật khớp là gì? 

Trật khớp là chấn thương khớp khiến các đầu xương bị lệch khỏi vị trí mà nguyên nhân thường là do té ngã hoặc va chạm, vận động thể thao. Trật khớp thường xảy ra ở vị trí cổ chân, đầu gối, vai, hông, khuỷu tay và quai hàm, trật khớp ngón tay và ngón chân. Các khớp bị trật thường sưng tấy, rất đau và trông thấy rõ chỗ sưng viêm. 

Trật khớp là một trường hợp khẩn cấp cần phải cấp cứu ngay. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của trật khớp mà có cách xử trí và điều trị hợp lý.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của trật khớp

Các triệu chứng của trật khớp khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của chấn thương. Các triệu chứng của một khớp bị trật khớp bao gồm:

  • Đau viêm.
  • Sưng tấy.
  • Bầm tím.
  • Sự không ổn định của khớp.
  • Mất khả năng cử động khớp.
  • Khớp bị biến dạng rõ ràng (xương bị lệch).

Tác động của trật khớp đối với sức khỏe

Trật khớp rất đau và khiến vùng khớp bị ảnh hưởng không thể cử động. 

Trật khớp cũng có thể làm căng hoặc rách các cơ, đứt vỡ dây thần kinh và gân xung quanh (mô kết nối các xương tại khớp). 

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh trật khớp

Hầu hết các trường hợp trật khớp không có biến chứng nghiêm trọng hoặc lâu dài. Khi xương cấu tạo nên khớp trượt ra khỏi vị trí có thể gây rách gân, dây chằng và cơ xung quanh khớp. Đôi khi nó cũng có thể khiến xương bị gãy. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị những chấn thương này.

Một số khớp bị trật nặng có thể làm hỏng các dây thần kinh và mạch máu xung quanh khớp. Khi máu không thể lưu thông đến vùng bị ảnh hưởng, các mô xung quanh có thể chết. Để giảm thiểu khả năng bị tổn thương, điều quan trọng là phải được bác sĩ đặt lại vị trí khớp bị trật khớp nghiêm trọng ngay lập tức.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến trật khớp

Chấn thương khiến khớp bị lệch gây ra trật khớp. Một số nguyên nhân dẫn đến trật khớp là:

  • Tai nạn, té ngã và vận động mạnh (các môn thể thao tiếp xúc như bóng đá) là những nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương này.
  • Trật khớp cũng xảy ra trong các hoạt động thường xuyên khi các cơ và gân xung quanh khớp yếu. Những chấn thương này xảy ra thường xuyên hơn ở những người lớn tuổi, những người có cơ bắp yếu hơn và các vấn đề về thăng bằng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải trật khớp?

Bất cứ ai cũng có thể bị trật khớp. Những người có nguy cơ cao hơn bao gồm những người:

  • Trên 65 tuổi, vì họ dễ bị ngã hơn.
  • Chơi các môn thể thao vận động mạnh và liên tục (đá bóng,…).
  • Với các bệnh khớp di truyền như Hội chứng Ehlers-Danlos.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải trật khớp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trật khớp, bao gồm:

  • Vận động mạnh và liên tục.
  • Bệnh liên quan đến xương khớp bẩm sinh.
  • Béo phì (tăng áp lực đè nặng lên xương).
  • Và một số yếu tố khác.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán trật khớp

Chẩn đoán trật khớp

Vị trí trật khớp thường bị sưng tấy, đau viêm và trông thấy rõ chỗ sưng viêm.

Bác sĩ có thể chẩn đoán trật khớp bằng cách nhìn vào cử động khớp khai thác tiền sử nguyên nhân gây ra chấn thương.

Xét nghiệm hình ảnh

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm hình ảnh gọi là X-quang để chụp ảnh xương tại vị trí trật khớp, từ đó biết vị trí chính xác và mức độ nghiêm trọng của trật khớp.

Phương pháp điều trị trật khớp hiệu quả

Trật khớp được điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của chấn thương và vị trí bị trật khớp. 

Xử trí ban đầu: Chườm đá và kê cao khớp có thể giúp giảm đau trong khi chờ gặp bác sĩ. 

Điều trị trật khớp bao gồm: Định vị lại khớp xương, thuốc, nẹp hoặc đai và phục hồi chức năng.

  • Định vị lại khớp xương: Bó bột, nẹp xương hoặc phẫu thuật chỉnh hình.
  • Thuốc: Dùng thuốc để giảm đau do trật khớp gây sưng viêm và đau.
  • Nghỉ ngơi: Sau khi khớp trở lại vị trí cũ, cần phải bảo vệ khớp và giữ cho khớp bất động. Sử dụng đai hoặc nẹp có thể giúp vết thương lành hoàn toàn.
  • Phục hồi chức năng: Các bài tập vật lý trị liệu tăng cường các cơ và dây chằng xung quanh khớp để giúp hỗ trợ nó.

Thời gian phục hồi thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của trật khớp và khớp bị ảnh hưởng. Ngón tay bị trật khớp có thể trở lại bình thường sau ba tuần. Tuy nhiên, trật khớp háng có thể mất vài tháng hoặc lâu hơn để chữa lành.

Những người bị trật khớp gối hoặc vai có nhiều khả năng bị trật lại các khớp đó vì các mô xung quanh đã bị kéo căng. Mặc đồ bảo hộ như nẹp trong khi hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ bị trật khớp khác.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của trật khớp

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt các thực phẩm chứa nhiều calci (hải sản), chất nhờn tự nhiên (đậu bắp, da heo,…).

Phương pháp phòng ngừa trật khớp hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao vận động mạnh.
  • Duy trì hoạt động thể chất để giữ cho cơ và gân xung quanh khớp khỏe mạnh.
  • Duy trì cân nặng hợp lý để tránh tăng áp lực lên xương.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo
  1. MedlinePlus: https://medlineplus.gov/dislocations.html 
  2. Healthine: https://www.healthline.com/health/dislocation
  3. MSDmanuals: https://www.msdmanuals.com

Các bệnh liên quan

  1. Viêm đa khớp dạng thấp

  2. Viêm khớp phản ứng

  3. Thoát vị đĩa đệm

  4. Trật khớp vai

  5. Đau đầu Arnold

  6. Viêm khớp khuỷu tay

  7. Hội chứng đường hầm xương quay

  8. Viêm gân

  9. Viêm gân bánh chè

  10. Còi xương