Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Trẻ 3 tháng tuổi mới tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý điều gì?

Ngày 09/11/2023
Kích thước chữ

Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh. Mũi đầu tiên được khuyến khích tiêm khi trẻ đạt đủ 2 tháng tuổi. Vậy khi trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý điều gì?

Sau khi trẻ được sinh ra, mẹ có thể truyền cho con miễn dịch từ mẹ thông qua nhau thai, hay bú sữa mẹ. Tuy nhiên, miễn dịch này ở dạng thụ động, sẽ giảm dần và hết theo thời gian. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ còn "non trẻ" chưa được hoàn thiện nên bé rất dễ nhiễm phải các căn bệnh nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt,... 

Thông thường, khi trẻ đủ 2 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để tiêm vắc xin 5 trong 1 liều đầu tiên để phòng bệnh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trẻ có thể bỏ lỡ thời điểm này. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng liệu trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 có sao không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!

Vắc xin 5 trong 1 phòng ngừa bệnh gì?

Vắc xin 5 trong 1 được khuyến khích nên tiêm phòng ngay từ khi trẻ từ tháng thứ 2 trở lên. Hiện nay có hai loại vắc xin 5 trong 1 phổ biến là ComBE Five và Pentaxim. Điểm đặc biệt của loại vắc xin này đó là chỉ với 1 mũi tiêm duy nhất, nó có thể giúp trẻ phòng ngừa được 5 căn bệnh nguy hiểm và dễ lây nhiễm. Đó là:

Bệnh ho gà

Ho gà là căn bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella gây ra. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Trẻ có thể dễ dàng mắc phải khi tiếp xúc với dịch từ niêm mạc mũi, nước bọt của người bị bệnh. Bệnh ho gà có thời gian ủ bệnh từ 7 - 20 ngày với những triệu chứng đặc trưng như sốt, ho rũ rượi, sau cơn ho chảy nhiều đờm dãi, viêm đường hô hấp trên, chán ăn, mệt mỏi,...

Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý điều gì? 1
Bệnh ho gà có thể được phòng ngừa nhờ tiêm chủng vắc xin 5 trong 1

Bạch hầu

Bạch hầu là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây nhiễm độc cấp tính ở bất cứ lứa tuổi nào. Hằng năm, tỷ lệ tử vong của trẻ em mắc phải căn bệnh này cũng rất cao, từ 2000 - 3000 ca.

Ngay từ khi vi khuẩn bạch hầu xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng lan rộng chỉ trong thời gian ngắn. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 của bệnh, bệnh nhi sẽ xuất hiện các biểu hiện viêm cơ tim. Tiếp đó là liệt cục bộ các dây thần kinh sọ từ ngày thứ 5 sau khi mắc bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong do đối mặt với biến chứng của viêm dây thần kinh ngoại biên.

Uốn ván

Mặc dù vi khuẩn uốn ván không có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác nhưng sau khi trải qua ca sinh nở, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván cũng rất cao. Tỷ lệ tử vong uốn ván rốn có thể lên tới 90%. Hơn nữa, vi khuẩn uốn ván nếu tồn tại ở dạng nha bào thì bền vững với thời gian và các yếu tố vật lý, hóa học, môi trường. Khi có cơ hôi, chúng dễ dàng xâm nhập qua vết thương hở trên da. Bệnh do ngoại độc tố Tetanus exotoxin của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Nó tiến triển âm thầm, gây nên những cơn co giật, hôn mê cho trẻ trong vòng 7 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý điều gì? 2
Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm nên cần được tiêm chủng càng sớm càng tốt 

Viêm màng não, viêm phổi do Hib

Hib là một loại vi khuẩn gây viêm phổi nặng, viêm màng não và các bệnh xâm lấn khác. Chỉ riêng năm 2000, WHO ước tính Hib đã gây ra khoảng 3 triệu ca bệnh nghiêm trọng, trong đó có đến 386.000 ca tử vong ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều di chứng nặng nề về thần kinh như điếc, sa sút trí tuệ,... khiến cho trẻ mất đi khả năng học tập và gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình vận động.

Viêm gan siêu vi B (chỉ có trong vắc xin ComBE Five)

Thành phần virus viêm gan B chỉ có trong vắc xin ComBE Five. Vì vậy, cha mẹ cần ghi nhớ rằng: Chỉ khi trẻ tiêm chủng loại vắc xin 5 trong 1 này, bé yêu mới không cần bổ sung tiêm phòng viêm gan B

Nhiễm viêm gan B, dễ chuyển sang thể viêm gan mạn, tiếp theo là xơ gan và ung thư gan. 

Bệnh bại liệt (chỉ có trong vắc xin Pentaxim)

Bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính, lây qua đường tiêu hóa và có khả năng gây tử vong rất cao, nếu có khỏi sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề như liệt, teo các chi... Chúng có thể được phòng ngừa nếu bạn lựa chọn tiêm vắc xin Pentaxim của Pháp cho con.

Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 có sao không?

Do nhiều nguyên nhân khác nhau như trẻ bị ốm, mũi tiêm khan hiếm hoặc hết, cha mẹ bận rộn mà nhiều trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1. 

Theo hướng dẫn tiêm chủng của Bộ Y Tế, cũng như các khuyến cáo của các tổ chức y tế như: Tổ chức Y Tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật hoa Kỳ (US CDC), thông tin kê toa của các nhà sản xuất vắc xin... thời điểm thích hợp nhất để tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ là từ 2 tháng tuổi (có thể sớm nhất từ 6 tuần tuổi, tùy vào loại vắc xin). Khi đó vắc xin có thể phát huy được tối đa khả năng sinh miễn dịch để phòng ngừa bệnh. Vì vậy, nếu trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 thì bé đã lỡ được phòng ngừa bệnh 1 khoảng thời gian, mẹ nên chủ động cho trẻ đi tiêm đúng lịch ở các mũi tiêm sau.

Cha mẹ cần lưu ý rằng khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần. Nếu bỏ lỡ lịch tiêm chủng, bạn cần sắp xếp cho trẻ đi tiêm phòng bù, hay tiêm đuổi trong thời gian sớm nhất.

Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý điều gì? 4
Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 nên hạn chế hoãn lịch tiêm trong lần tiếp theo 

Cho trẻ tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý gì?

Nhiều cha mẹ khi thấy trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 thì không khỏi lo lắng mà cho trẻ đi tiêm bất kể tình trạng cơ thể của trẻ đang như thế nào. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì nó có thể khiến trẻ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất, bạn nên ghi nhớ những lưu ý quan trọng trước và sau khi cho trẻ đi tiêm phòng. Đó là:

Trước khi tiêm:

  • Không cho trẻ ăn/bú quá no hoặc để trẻ đói vì có thể khiến trẻ bị tụt đường huyết sau khi tiêm.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé, đặc biệt là tại các vị trí tiêm phòng.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát để các bác sĩ dễ dàng thực hiện.
  • Chia sẻ, thảo luận và trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé, tiền sử bệnh tật cũng như các dấu hiệu dị ứng ở các mũi tiêm trước trong khi thăm khám, sàng lọc và chỉ định vắc xin.
  • Mang theo tất cả các sổ tiêm chủng nếu có.

Sau khi tiêm:

  • Theo quy định của Bộ Y tế: Trẻ cần được theo dõi tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút.
  • Theo dõi, phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng của trẻ trong tối thiểu 24 giờ, đặc biệt là khi trẻ ăn, ngủ nhằm xử trí kịp thời và tốt nhất các phản ứng sau tiêm.
Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý điều gì? 5
Bạn nên chú ý đến các biểu hiện bất thường của bé trong 24 giờ sau tiêm 

Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 là điều bình thường nên bạn không cần phải quá lo lắng. Trong trường hợp trẻ đang mắc các bệnh cấp tính hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ nhé! 

Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ tiêm chủng với đa dạng các loại vắc xin từ các nhà sản xuất trên toàn thế giới. Với những ưu điểm như tiêm nhẹ, ít đau, vắc xin chính hãng đa chủng loại, giá tốt, hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP, Trung tâm tiêm chủng Long Châu là địa chỉ tiêm chủng uy tín dành cho bạn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩNguyễn Văn My

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội.

Xem thêm thông tin