Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tụt đường huyết gây nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào?

Ngày 06/06/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tụt đường huyết là một trong những vấn đề sức khỏe được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, vẫn có không ít người chủ quan và không hề biết tụt đường huyết nguy hiểm như thế nào. Vì thế hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này để tránh được việc tụt đường huyết gây nguy hiểm cho sức khỏe nhé!

Tụt đường huyết luôn luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều người, đặc biệt là những người bị bệnh đái tháo đường. Nhưng không hẳn những người bị mắc căn bệnh này mới thường xuyên bị hạ đường huyết mà nó có thể xảy ra với bất kì ai. Vậy nên, tìm hiểu và phòng bệnh để tránh tụt đường huyết nguy hiểm đến sức khỏe là điều cực kỳ cần thiết.

Tụt đường huyết là gì?

Lượng đường trong máu (Glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể chúng ta. Vì thế tụt đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu rất thấp dẫn đến việc không cung cấp đủ nguồn năng lượng cho cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tụt đường huyết gây nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào?Tụt đường huyết nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Những người bị bệnh đái tháo đường luôn gặp phải tình trạng hạ đường huyết này. Ngoài ra, những người bình thường cũng có thể gặp tình trạng tụt đường huyết nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy thì nguyên nhân gây hạ đường huyết là do đâu mà hầu như ai cũng mắc phải?

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt đường huyết nguy hiểm đến sức khỏe. Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường thì nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Do bệnh nhân mắc sai lầm trong điều trị, sử dụng quá nhiều thuốc hạ đường huyết quá nhiều, đó là insulin hay sulfamid sẽ khiến lượng đường trong máu xuống quá thấp.
  • Do sự thay đổi cách sinh hoạt hằng ngày như nhịn ăn quá mức, trong khi hoạt động thể chất tăng hoặc đổi liều lượng insulin.
  • Ngoài ra, do một số yếu tố khác như bị bệnh suy thận, bệnh tim, suy dinh dưỡng, bệnh nội tiết cũng có nguy cơ hạ đường huyết.

Không chỉ những người mắc bệnh đái tháo đường gặp phải tình trạng tụt đường huyết nguy hiểm đến sức khỏe mà những người bình thường cũng sẽ gặp phải. Thông thường nguyên nhân tụt đường huyết bắt nguồn từ:

  • Vô tình dùng nhầm thuốc của người tiểu đường là một nguyên nhân gây hạ đường huyết.
  • Nhịn ăn quá mức là một nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết.
  • Cơ thể tiết ra nhiều insulin hoặc do quá trình xuất hiện u ngoài tụy tạng.
  • Do suy dinh dưỡng, nghiện rượu,... Uống rượu nhưng không ăn uống gì có thể chặn gan phát hành glycogen được lưu trữ thành glucose vào máu, gây hạ đường huyết.  

Ngoài ra, nhiều người luôn tưởng chừng là việc tụt đường huyết nguy hiểm chỉ có thể xảy ra khi chưa ăn gì, lúc bụng đang đói cồn cào. Nhưng thực chất, có một số trường hợp sau bữa ăn vẫn có thể bị hạ đường huyết vì cơ thể sản xuất insulin nhiều hơn là cần thiết. Tình trạng này xuất hiện ở nhiều người đã từng trải qua phẫu thuật dạ dày.

Làm sao khi bị hạ đường huyết

Tụt đường huyết nguy hiểm cho sức khỏe của mỗi người, nó luôn xảy ra một cách đột ngột và không ai có thể lường trước được. Bởi vậy mà việc nhận biết tình trạng và cải thiện việc tụt đường huyết luôn là điều mà ai cũng phải biết.

Tụt đường huyết gây nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào? 2

Những triệu chứng thường gặp của bệnh tụt đường huyết

Những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết mà bạn nên nhớ đó chính là: run rẩy, chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi, lúc đó bạn sẽ cảm thấy đói và có cảm giác ớn lạnh ở sống lưng. Nếu như xuất hiện những tình trạng tụ đường huyết nguy hiểm này thì hãy nhanh chóng xử trí bằng các phương pháp đơn giản như sau:

  • Với hạ đường huyết nhẹ: có thể ăn một kẹo, bánh, hoa quả, sữa hoặc bất cứ đồ ăn nào trong nhà. Hoặc có thể uống tối thiểu 15g glucose hay nước ngọt.
  • Với tình trạng hôn mê, hạ đường huyết nặng thì nên lập tức vào bệnh viện.

Nếu như bạn gặp phải tình trạng tụt đường huyết nhưng không biết cách cứu chữa hoặc không được đưa đến bệnh viện kịp thời thì cũng sẽ có rất nhiều biến chứng, cụ thể như: Co giật, mất ý thức và nguy hiểm hơn hết chính là tử vong.

Tụt đường huyết nguy hiểm cho sức khỏe của mỗi người, vì vậy mà việc ngăn ngừa và chăm sóc sức khỏe để tránh tình trạng này là điều luôn luôn cần thiết. Thế nên không nên nhịn đói và bỏ bữa quá lâu, thêm vào đó là việc tập thể lực quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tụt đường huyết nguy hiểm này. Đặc biệt là không nên bỏ bữa sáng các bạn nhé.

Và đối với các bệnh nhân bị đái tháo đường hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, đừng nên tự ý thay đổi liều lượng insulin đấy. Hơn nữa, hãy lập cho mình một chế độ ăn uống và luyện tập điều độ, cũng như mang theo bên mình những viên kẹo ngọt để tránh được các tình trạng tụt đường huyết nguy hiểm cho cơ thể.

Tụt đường huyết gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Một số thực phẩm người bị tụt đường huyết nên ăn

Hơn nữa, để có một cơ thể khỏe mạnh, tránh bị tụt đường huyết nguy hiểm đến sức khỏe bản thân thì các bạn hãy bổ sung thêm cho mình thêm các chất dinh dưỡng vào mỗi bữa ăn hằng ngày nhé. Trong đó thực phẩm giàu protein là lựa chọn tốt nhất cho những người bị hạ đường huyết. Protein giúp cung cấp các acid amin, đồng thời còn giúp ổn định lượng đường trong máu do ăn ít, bỏ bữa,...

Một số thực phẩm dồi dào protein mà bạn nên bổ sung đó chính là thịt trắng, gia cầm, cá, đặc biệt là các loại đậu, sữa,... Ngoài ra nên ăn nhiều rau củ và hoa quả để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể các bạn nhé. Và nên nhớ tránh ăn cà chua, cà tím, khoai tây, ớt ngọt màu xanh, cũng như ăn nhiều muối và uống các thức uống như bia, rượu đấy. Bởi chúng làm ảnh hưởng đến cơ thể và nguy cơ xảy ra tình trạng tụt đường huyết rất cao.

Với những chia sẻ vừa rồi, hy vọng đã giúp được các bạn hiểu rõ được vấn đề tụt đường huyết nguy hiểm như thế nào. Hãy giữ gìn sức khỏe và chăm sóc bản thân thật tốt để tránh được những tình trạng tụt đường huyết đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhé.

Dạ Thi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm