Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ bị bí tiểu phải làm sao?

Ngày 06/09/2022
Kích thước chữ

Hiện tượng bí tiểu này là một bệnh lý có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Trẻ em là đối tượng dễ bị bí tiểu nhất, trẻ rơi vào tình trạng này thường bứt rứt, khó chịu, quấy khóc khiến phụ huynh vô cùng lo lắng, bất an. 

"Trẻ bị bí tiểu phải làm sao?" Đây là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh đặt ra. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời nhé. 

Bí tiểu là gì?

Bàng quang của trẻ khi sức chứa nước tiểu khoảng 60-300ml sẽ kích thích gây buồn tiểu và muốn đi tiểu. Bí tiểu ở trẻ em là trường hợp trẻ có dấu hiệu buồn tiểu nhưng không đi tiểu được và tình trạng này kéo dài khoảng trên 12 giờ. Tuy bí tiểu không thường hay gặp ở trẻ em nhưng đây là tình trạng cần được xử lý cấp cứu kịp thời. 

Khi gặp phải tình trạng này, trẻ thường cảm thấy khó chịu, bứt rứt, đau bụng dưới rốn, muốn đi tiểu nhưng không đi được, tia nước tiểu yếu, khi sờ dưới rốn thấy bụng to, cảm giác căng tức.

Bí tiểu là tình trạng trẻ muốn đi tiểu nhưng không đi tiểu được

Bí tiểu ở trẻ em là trường hợp trẻ có dấu hiệu buồn tiểu nhưng không đi tiểu được

Nguyên nhân gây bí tiểu ở trẻ em

Một nguyên nhân chính khiến trẻ bị bí tiểu là do hẹp đường niệu đạo. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác do tổn thương vùng tiết niệu sinh dục như viêm mô tế bào, hẹp bao quy đầu, tật dính môi lớn,... Bên cạnh đó, trẻ bị táo bón cũng là một nguyên nhân gây bí tiểu do phân tụ lại lâu ngày gây chèn ép đường tiểu.

Rối loạn thần kinh ở bàng quang do sau các chấn thương vùng thắt lưng, viêm tủy sống, viêm não,... ở trẻ em cũng gây bí tiểu hoặc do trẻ đang sử dụng một số thuốc kháng histamin, thuốc trầm cảm,... và một số bệnh lý như dị tật bẩm sinh, sỏi bàng quang cũng gây bí tiểu. 

Trẻ em bị bí tiểu phải làm sao?

Khi trẻ bị bí tiểu cần phải được cấp cứu dẫn lưu nước tiểu để làm giảm áp lực cho bàng quang và ổ bụng. Khi đó, bác sĩ sẽ được vào 1 ống thông niệu đạo để nước tiểu có thể thoát ra ngoài và chứa trong túi đựng bên ngoài. 

Trong trường hợp niệu đạo bị tắc làm cho ống thông không thể đi qua được thì bác sĩ có thể đưa ống thông qua da và vào bàng quang, dẫn lưu trên xương mu. Khi bàng quang được dẫn lưu thì trẻ mới được thực hiện các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân khiến bé bị bí tiểu. 

Đối với những bé bị bí tiểu mãn tính thường không cần điều trị khẩn cấp mà phải đánh giá để xác định nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương thận. Các phương pháp huấn luyện bàng quang, phản xạ sinh lý có thể giúp trẻ hiểu được các thông điệp truyền tải giữa bàng quang và não, giúp củng cố cơ vòng để vận động đường tiểu diễn ra dễ dàng hơn. 

Đối với nguyên nhân gây ra bí tiểu do sử dụng một loại thuốc nào đó có tác dụng phụ gây bí tiểu thì trẻ cần được kê đơn thay đổi sang loại thuốc khác để thư giãn bàng quang, cơ sàn chậu để quá trình đi tiểu được dễ dàng hơn. Nếu bé khó tiểu do cấu trúc hệ niệu thì có thể bé cần phải thực hiện phẫu thuật. Nếu bị hẹp niệu đạo, niệu đạo kéo căng hoặc giãn ra thì trẻ sẽ cần một ống nhựa chèn vào để giữ đường tiểu được thông thoáng. Trong trường hợp niệu đạo bị tắc thì có thể bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để giải quyết vấn đề này.

Bí tiểu là một tình trạng tương đối hiếm gặp, tuy nhiên đối với trẻ em hay trẻ sơ sinh không đi tiểu được thì ba mẹ cần phải chữa trị cho bé kịp thời để được giải áp đường tiểu và chẩn đoán nguyên nhân, hướng khắc phục. Trẻ được thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên, từ đó có hướng giải quyết hay phương pháp điều trị, ngăn ngừa phù hợp. 

Trẻ bị bí tiểu cần được đưa đi điều trị kịp thời

Bí tiểu là một tình trạng tương đối hiếm gặp tuy nhiên cần điều trị sớm

Phòng ngừa bí tiểu cho trẻ

Trong trường hợp trẻ cả ngày trẻ không đi tiểu hay không có cảm giác buồn tiểu, các bậc phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng của trẻ. Nếu trẻ không bị đau bụng, không khó chịu hay căng tức vùng bụng dưới rốn thì có khả năng trẻ đang bị thiếu nước, không uống đủ lượng nước trong ngày nên bàng quang không có nước tiểu. Do đó, trong trường hợp này thì các bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung nhiều rau xanh. Nếu sau đó trẻ đi tiểu lại bình thường thì không có gì đáng lo.

Tuy nhiên, nếu trong thời gian dài trẻ không đi tiểu được, bụng dưới không có khối u căng tức nhưng tay chân bị sưng phù, đau đầu, trẻ bứt rứt khó chịu thì có thể trẻ đang bị suy thận. Đối với trường hợp này trẻ cần được đưa đi bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

Phòng ngừa bí tiểu cho trẻ

Bổ sung nhiều rau xanh cho trẻ hạn chế tình trạng bí tiểu ở trẻ

Như vậy, thông qua bài viết trên có thể thấy trẻ sơ sinh không đi tiểu được có thể do nhiều nguyên nhân, khi xác định chính xác được nguyên nhân gây ra thì việc tìm ra phương pháp điều trị sẽ dễ dàng hơn. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu bí tiểu cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời vì tình trạng bí tiểu càng kéo dài thì càng ảnh hưởng đến hệ tiết niệu. Hy vọng với bài viết này, các bậc phụ huynh có thêm thông tin về bệnh bí tiểu ở trẻ em. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin