Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sởi là một trong những loại bệnh nguy hiểm và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Vậy, trẻ bị sởi uống thuốc gì và điều trị thế nào để khắc phục bệnh một cách hiệu quả đây?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có từ 30 đến 40 triệu trường hợp mắc sởi và có khoảng 750.000 trường hợp tử vong, chủ yếu là trẻ em. Chính vì vậy, có thể nói căn bệnh này là nỗi lo sợ của nhiều phụ huynh có con nhỏ.
Sởi có thể xảy ra ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Bệnh lây lan nhanh và rất dễ phát triển thành dịch, chu kỳ 2 - 4 năm một lần. Tuổi dễ mắc bệnh sởi là từ 6 tháng đến 10 tuổi. Bởi, trẻ dưới 6 tháng có kháng thể của mẹ truyền qua nhau khi còn là thai nhi, sau đó kháng thể giảm dần. Khoảng 90% trẻ em trên 10 tuổi đã có kháng thể đặc hiệu với bệnh sởi. Ngoài ra, hầu hết người lớn ít bị bệnh sởi vì đã có miễn dịch.
Nguyên nhân gây bệnh sởi là do một loại virus thuộc nhóm RNA Paramyxovirus, Morbillivirus gây ra. Virus sởi hiện diện trong dịch cổ họng, máu và nước tiểu người bệnh ở cuối giai đoạn ủ bệnh và một thời gian sau khi phát ban. Loại virus này có thể sống ít nhất 34 giờ trong không khí. Bệnh lây qua đường hô hấp do dịch trong cổ họng chứa virus sởi văng ra ngoài không khí khi bệnh nhân nói chuyện, hắt hơi hoặc sổ mũi.
Các triệu chứng thường gặp của sởi bao gồm: sốt, mệt mỏi, chán ăn, kèm theo đó là chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan và nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là phát ban đặc hiệu ở ngoài da. Các biểu hiện này thường kéo dài trong khoảng từ 3 đến 7 ngày và cơn sốt sẽ bắt đầu hạ sau khi phát ban từ 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không được chữa trị đúng đắn và kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Những biến chứng phần lớn xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi trẻ bị nhiễm bệnh khác như viêm phổi hoặc viêm tai giữa do vi khuẩn trong quá trình bị sởi. Trẻ cũng có thể bị xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng trường hợp này rất hiếm xảy ra.
Khi mắc bệnh sởi, bệnh nhân cần được cách ly trong 4 ngày sau khi bắt đầu nổi ban sởi và nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt và phát ban biến mất. Thuốc giảm đau, hạ sốt không chứa aspirin như paracetamol sẽ được bác sĩ chỉ định nếu người bệnh bị sốt. Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo không dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi mắc bệnh sởi do nguy cơ của hội chứng Reye. Trong quá trình bị sởi, người bệnh không cần dùng kháng sinh bởi vì sởi là bệnh truyền nhiễm do virus chứ không phải vi khuẩn. Song song với việc uống thuốc giảm đau, hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc sau để bệnh mau chóng khỏi:
Ngoài ra, nếu có vấn đề gì xảy ra trong thời gian điều trị bệnh sởi, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.
Hường
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.