Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ thường bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm vào mùa đông. Nếu các bậc cha mẹ vẫn chưa biết cách điều trị và chăm sóc cho trẻ. Để biết thêm thông tin về bệnh này, hãy xem tiếp bài viết bên dưới.
Trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng viêm niêm mạc phế quản do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Biểu hiện thường thấy của bệnh là ho khan, sốt, mệt mỏi, ho có đờm, sốt, đau đầu,... Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa hiểu chính xác bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm là do đâu? Điều trị như thế nào?
Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 2 tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất từ 3 - 6 tháng tuổi. Vì thành của các tiểu phế quản này không có sụn nên dễ bị co và xẹp khi bị viêm. Khi bị nhiễm khuẩn, các phế quản này bị viêm, sưng tấy làm hẹp hoặc thậm chí tắc đường thở khiến trẻ thở khò khè, khó thở.
Những trẻ thường xuyên bị viêm mũi họng, tim bẩm sinh, viêm amidan hoặc trẻ mắc phổi bẩm sinh,… có nguy cơ cao bị viêm tiểu phế quản nếu không được chăm sóc đúng cách.
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em chủ yếu do viêm từ đường hô hấp trên đến phế quản. Trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm do virus, vi khuẩn gây ra. Khi bị virus xâm nhập trẻ sẽ khiến phế quản bị sưng và viêm nhiễm đồng thời sức đề kháng kém nên bệnh tiến triển nhanh hơn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Tình trạng viêm và phù nề trong đường thở cũng khiến chất nhầy tích tụ nhiều hơn gây tắc nghẽn lưu thông máu. Vì tiểu phế quản ở trẻ em chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị tắc và khó thở.
Theo các nghiên cứu, thủ phạm chính gây ra bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em chính là virus hợp bào đường hô hấp. Một số trường hợp do virus cảm lạnh hoặc cúm. Dù là nguyên nhân nào, nếu người bệnh không điều trị dứt điểm thì vi khuẩn này sẽ nhanh chóng tấn công đường thở và gây ra bệnh viêm tiểu phế quản.
Ba mẹ nên theo dõi các biểu hiện của trẻ để kịp thời nhận biết và đưa đi khám. Thông thường khi bị viêm tiểu phế quản, trẻ có các biểu hiện như ho, đau cổ họng, khó thở, khó thở hoặc sốt nhẹ. Một số trẻ có thể bị viêm tai giữa.
Ngoài ra, trẻ có thể có các triệu chứng nguy hiểm hơn, chẳng hạn như nôn mửa, thở khò khè, hôn mê, da xanh xao, chán ăn, không muốn chơi đùa, có khi lên cơn co giật. Lúc này, để tránh những hậu quả nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.
Các triệu chứng viêm tiểu phế quản bội nhiễm nếu kéo dài ở trẻ có thể rất nguy hiểm như:
Nếu bạn bị viêm tiểu phế quản thì phương pháp điều trị thường là sử dụng kháng sinh, dùng ephalosporin thế hệ 3, Flourchinoline hoặc các loại thuốc long đờm khác,... Ngoài ra, vỗ long đờm 2 - 3 lần/ngày, mỗi ngày khoảng 15 - 30 phút, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị bệnh.
Những loại thuốc giảm co thắt phế quản cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và phòng bệnh. Tuy nhiên những loại thuốc này không được tự ý mua uống mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài điều trị bằng thuốc thì tránh bệnh nặng hơn ba mẹ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Tóm lại, với những chia sẻ ở trên về vấn đề trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Hy vọng phụ huynh đã nắm được những thông tin khái quát về căn bệnh này để có thể phát hiện, phòng ngừa và đưa trẻ đi khám kịp thời. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm rất nguy hiểm, do đó chủ động phòng ngừa cho trẻ, với bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện cũng không nên chủ quan.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.