Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có là gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 19/05/2022
Kích thước chữ

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là hiện tượng các tiểu phế quản bị viêm nhiễm. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như xẹp phổi, nhiễm trùng máu,...

Viêm tiểu phế quản là bệnh đáng lưu ý vì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?

Bội nhiễm là hiện tượng xuất hiện một ổ nhiễm trùng mới, tức là trước đó bệnh nhân đã bị nhiễm một loại vi khuẩn, virus và bây giờ lại bị nhiễm trùng tại cùng một vị trí. Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do virus hợp bào hô hấp (RSV).

Ngoài ra, một số trường hợp trẻ mắc bệnh có thể do lây nhiễm thông thường từ thời tiết trở lạnh hoặc cúm. Nếu điều trị không triệt sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn như phế cầu, liên cầu khuẩn, Haemophilus Influenzae có mặt trong vòm họng có cơ hội tấn công vào tiểu phế quản và gây bội nhiễm nặng hơn.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có là gì? Có nguy hiểm không? 1 Viêm tiểu phế quản bội nhiễm chủ yếu do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra 

Triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Trước khi tìm cách điều trị dứt điểm, bạn nên biết một số triệu chứng điển hình của bệnh. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh ở trẻ là: Nghẹt mũi, ho, sổ mũi, đau rát cổ họng, thở khò khè, đôi khi sốt nhẹ.

Nghiêm trọng hơn, nếu xuất hiện các các triệu chứng sau đây, cần đến bác sĩ ngay lập tức trên để tránh hậu quả nghiêm trọng: Thở khò khè dữ dội, nôn mửa, thở gấp, tim đập nhanh thường 60 lần/phút, da xanh xao.

Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản cấp thường có thể được kiểm soát trong vòng 10-14 ngày bằng cách chăm sóc và điều trị thích hợp tại nhà. Tuy nhiên, khi bị bội nhiễm thì thời điểm và phương pháp điều trị khó khăn hơn.

Viêm phế quản bội nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm khác, đặc biệt ở trẻ sinh non với hệ miễn dịch yếu. 

  • Ngừng hô hấp: Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ viêm tiểu phế quản. Khi phế quản bị viêm, nhiễm trùng, đường thở bị tắc nghẽn.
  • Xẹp phổi: Xẹp phổi là biến chứng xảy ra do tích tụ nhiều chất nhầy, phổi xẹp do không được cung cấp đủ oxy gây khó thở.
  • Co giật: Hiện tượng này có thể xảy ra do thiếu oxy, não và dây thần kinh bị ảnh hưởng, gây suy giảm ý thức và co giật.
  • Tử vong: Tử vong chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, càng lớn tỷ lệ này càng giảm dần. Tuy nhiên tình trạng suy giảm chức năng tim phổi vẫn kéo dài. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 
  • Mất nước: Hiện tượng này thường xuất hiện ở bệnh giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu để lâu trẻ không được điều trị có thể xảy ra các biến chứng rối loạn tuần hoàn.
  • Một số biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, tràn khí phổi,...
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có là gì? Có nguy hiểm không? 2 Co giật là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Như đã nói ở trên, đây là một thể nặng của bệnh viêm tiểu phế quản nên tốt hơn hết bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị dứt điểm.

Hiện nay sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ có thể kê một số loại thuốc phù hợp. Đồng thời phải tuân thủ tuyệt đối liều lượng và thời gian sử dụng. Tuy nhiên vi khuẩn gây viêm tiểu phế quản có khả năng kháng thuốc rất cao nên các bậc phụ huynh không được tự ý mua kháng sinh hoặc các loại thuốc khác để sử dụng.

Bên cạnh thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể kê thêm thuốc làm giảm triệu chứng như:

  • Thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt có thể dùng là acetaminophen, an toàn và không gây tác dụng, đặc biệt có thể dùng cho trẻ. Tuyệt đối không dùng Aspirin và các NSAID cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Một số loại thuốc giảm ho từ thảo dược thông thường như cam thảo, gừng, nghệ,... Ngoài ra các nguyên liệu này được dùng để pha trà uống hoặc gia vị món ăn hàng ngày.
  • Thuốc nhỏ mũi: Loại thuốc này thường được dùng để thông mũi loại bỏ vi khuẩn, loại bỏ chất nhầy.
  • Thuốc làm loãng đờm, giảm đờm đặc để dễ đẩy ra ngoài.
  • Có thể dùng thuốc giãn phế quản để làm thông thoáng đường thở.

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn, ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa bệnh đơn giản tại nhà như: 

  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa.
  • Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ ẩm cổ họng và giảm khô họng, tiết dịch nhầy.
  • Ngoài ra, để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, cần chú ý giữ gìn vệ sinh mũi, họng như súc miệng bằng nước muối hàng ngày và dùng nước muối sinh lý 0.9% hàng ngày để nhỏ mắt, mũi.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ. 
  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như: Khói thuốc lá, bụi, nấm mốc hoặc các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,...
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có là gì? Có nguy hiểm không? 3 Rửa mũi, họng bằng xịt mũi hoặc nước muối giúp làm sạch nhờn, bảo vệ khỏi vi khuẩn và virus

Có thể nói, viêm tiểu phế quản bội nhiễm là con đường ngắn nhất dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, co giật, xẹp phổi. Đặc biệt là ở nhóm trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ vốn có khả năng miễn dịch yếu thì khả năng mắc bệnh là vô cùng cao. Vì vậy, để tránh xảy ra tình trạng bội nhiễm với các biến chứng nguy hiểm, cần cho trẻ đi khám và điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản. 

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Hô hấp