Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ chậm biết đi nên làm gì và những lưu ý cần quan tâm

Ngày 06/09/2022
Kích thước chữ

Vì cơ địa của từng đứa trẻ là khác nhau, quá trình phát triển cũng không giống nhau, trẻ chậm biết đi đang là điều mà các ông bố, bà mẹ rất quan tâm. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trẻ chậm biết đi nên làm gì nhé.

Là cha mẹ, ai cũng mong con em sinh ra được khỏe mạnh có những bước đi rắn rỏi, linh hoạt như bao bạn bè cùng trang lứa, tuy nhiên vì một số điều kiện riêng của từng cơ thể đứa trẻ mà quá trình phát triển lại không giống nhau. Hôm nay, bài viết của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi trẻ chậm biết đi nên làm gì và những lưu ý mà cha mẹ cần lưu tâm qua bài viết dưới đây.

Trẻ chậm biết đi nên làm gì? - Nắn tay, chân cho trẻ

Trẻ chậm biết đi nên làm gì và những lưu ý cần quan tâm 1 Nắn tay, chân cho bé sẽ giúp cơ tay, chân cứng cáp hơn
Khi bé chậm biết đi các bậc cha mẹ nên thường xuyên thực hiện các động tác nắn chân và nắn tay cho bé. Khi nắn thì chân tay duỗi thẳng ra, bố mẹ vừa nắn và vừa trò chuyện với bé, làm cho em bé vừa cảm thấy thoải mái, và vừa có ích cho sự vận động của bé.
Việc nắn tay chân sẽ giúp tăng lưu lượng máu tuần hoàn đến các cơ và làm tăng khả năng phản xạ của gân xương và hệ vận động bằng cách giúp kích thích đôi chân của bé. Cha mẹ cũng có thể thực hiện co duỗi liên tục chân của bé khi chơi đùa cùng con để kích thích hệ cơ xương và ngăn ngừa loãng xương, giúp bé biết đi nhanh hơn. 

Thực hiện động tác nắn từ 3 đến 5 lần/ngày và nắn từ đùi xuống bàn chân và từ nách đến bàn chân rồi để bé tự duỗi thẳng ra. Cần thực hiện liên tục như thế trong nhiều ngày sẽ giúp chân của các bé khỏe hơn, từ đó khắc phục vấn đề trẻ chậm biết đi đồng thời có thể đem đến cho con một sức khỏe tốt.

Các bậc bố mẹ có thể kích thích trẻ vận động

Trẻ chậm biết đi nên làm gì và những lưu ý cần quan tâm 2 Sự động viên của bố mẹ là điều rất cần thiết cho trẻ tập đi
Để đồ chơi ở ngoài tầm với của trẻ để kích thích trẻ bước đi cũng là cách hiệu quả giúp kích thích khả năng đi của trẻ. Đồ chơi màu sắc sặc sỡ, thu hút sẽ kích thích sự ham muốn chiếm lấy buộc trẻ phải hành động bước tới.
Lưu ý: Cha mẹ cần sử dụng món đồ chơi mà bé yêu thích, đó cũng có thể là những vật dụng đơn giản, như cốc và thìa, những món đồ màu sắc và có âm thanh khêu gợi hoặc là những món đồ chơi mà các bé rất thích. Bắt đầu, ba mẹ hãy đưa bé đến một sàn rộng, sau đó để đồ chơi ra xa tầm với của bé. Để lấy được món đồ chơi mà bé thích thì buộc bé phải với, trườn, bò để chạm đồ chơi. Đây chính là cách dạy trẻ chậm biết đi lành mạnh lại khoa học mà các mẹ bỉm nên lưu tâm

Bên cạnh đó, để kích thích trẻ bước đi ba mẹ có thể cầm thìa để mút và gặm cốc, hoặc dùng thìa gõ vào cốc để phát ra tiếng động vui tai gây sự chú ý cho trẻ. Âm thanh thu hút rất dễ dàng đánh thức đứa trẻ vận động giúp kích thích trẻ biết đi sớm hơn. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên để đồ chơi xa quá sẽ khiến bé nản vì phải mất sức nhiều so với lứa tuổi của bé. Mỗi lần bé chạm gần tới đồ chơi, ba mẹ có thể di chuyển đồ chơi ra xa hơn chút nữa, lặp lại khoảng 2 đến 3 lần, rồi cho bé chạm 1 lần để khiến bé hứng thú và muốn tiếp tục chơi đùa. 

Nâng đỡ bé trong quá trình tập đi

Trẻ chậm biết đi nên làm gì và những lưu ý cần quan tâm 3 Sự giúp đỡ của bố mẹ có thể giúp bé tập đi nhanh hơn
Nâng đỡ được hiểu là khi trẻ cố gắng tập một động tác nào đó thì cha mẹ có thể hỗ trợ thêm để giúp trẻ thực hiện thành công và làm cho trẻ thấy việc tập vận động là rất thú vị và kiên trì cho những ngày sau. Nâng đỡ cũng là phương pháp hay để trả lời cho câu hỏi trẻ chậm biết đi nên làm gì.

Khi trẻ đứng, cha mẹ hỗ trợ bằng cách có thể nâng nhẹ hai nách để tránh trẻ bị trật khớp vai, đồng thời giúp trẻ cảm thấy an toàn để đưa chân tập đi. Cùng với việc nâng đỡ, cách dạy trẻ chậm biết đi là cha mẹ cũng cần kích thích bằng cách hướng dẫn cho trẻ, tạo sự chủ động để trẻ làm quen với những động tác mà trẻ chưa từng làm. Điều này để trẻ cảm thấy thích và muốn thực hiện những động tác đó ở mọi tình huống khác nhau kể cả khi không có cha mẹ ở bên.

Ở giai đoạn đầu tập đi, cha mẹ cần ở cạnh trẻ, để trẻ tập đi khoảng 1 đến 2 bước bằng cách thử thả tay ra, và để trẻ ngã vào lòng, động viên trẻ bằng cách khen ngợi và ôm ấp trẻ vào lòng vỗ về. Cứ như thế, trẻ tập đi từng ngày cho đến khi thành thạo trẻ sẽ tự đi được.

Tạo không gian thoải mái để bé tập đi

Để kích thích khả năng đi của bé cha mẹ hãy bố trí một khu vực đủ rộng và an toàn để bé có thể tập đi với không gian để trẻ tập bò và vận động. Với cách này, cha mẹ có thể bố trí thêm các điểm tựa cho bé như thành ghế, bàn hoặc thành giường, tay vịn ở trên tường để giúp bé hứng thú hơn trong quá trình tập đi đồng thời giúp hạn chế bé bị ngã gây đau đầu gối. Tuy nhiên cần đảm bảo an toàn cho bé và có tác dụng kích thích bé tập đi khi đó, bé sẽ tự tin hơn trong việc tập đi, nhất là với những bé hơi nhút nhát.

Hy vọng qua bài viết của nhà thuốc Long Châu, các bậc phụ huynh sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể tự mình trả lời cho vấn đề đặt ra: "Trẻ chậm biết đi phải làm sao?". Từ những kiến thức tổng quan cùng với kinh nghiệm sẵn có của mỗi bậc cha mẹ, chúng tôi tin rằng con bạn sẽ có một sức khỏe tốt để rèn luyện các hoạt động thể chất một cách lành mạnh nhất.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin