1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? Lời khuyên cho cha mẹ

Thanh Hương

21/07/2025
Kích thước chữ

Trẻ chậm phát triển chiều cao có thể bắt kịp nếu được can thiệp đúng cách, đúng thời điểm. Vậy trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? Nếu con bạn thấp bé hơn so với bạn bè cùng tuổi thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu.

Không ít bậc cha mẹ lo lắng khi thấy con mình thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa. Thực tế, chiều cao của trẻ không chỉ phụ thuộc vào gen mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ dinh dưỡng, vận động và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi tìm ra nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao, cha mẹ sẽ áp dụng được những biện pháp can thiệp hiệu quả. Muốn biết trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao, đây là bài viết bạn không nên bỏ lỡ!

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? - Đưa trẻ đi kiểm tra y tế

Khi nhận thấy trẻ chậm phát triển chiều cao, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra đầy đủ. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đo chiều cao và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng để đánh giá tốc độ phát triển của trẻ so với mức trung bình.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định làm các xét nghiệm nội tiết như hormone tăng trưởng (GH), chức năng tuyến giáp, cùng với kiểm tra nồng độ vitamin D, sắt, kẽm để xác định nguyên nhân tiềm ẩn. Trường hợp nghi ngờ trẻ dậy thì sớm hoặc chậm tăng trưởng, việc siêu âm tuổi xương sẽ giúp đánh giá chính xác mức độ phát triển thể chất của trẻ.

Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kích thích tăng trưởng, canxi hay các loại thực phẩm chức năng mà chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa cho trẻ uống để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? Lời khuyên cho cha mẹ 1
Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao là băn khoăn của nhiều cha mẹ

Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển chiều cao

Dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ, đặc biệt là giai đoạn vàng từ 3 - 12 tuổi. Cha mẹ cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu: Chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin cùng khoáng chất.

Trong đó, cha mẹ nên tăng cường các nguồn đạm động vật như cá, trứng, thịt và tôm để cung cấp axit amin cần thiết cho sự phát triển mô xương của trẻ. Bổ sung chất béo tốt từ dầu oliu, quả bơ và cá béo cũng là việc cần thiết, giúp hỗ trợ hấp thu vitamin tan trong dầu như D, A, K.

Ngoài ra, các khoáng chất quan trọng như canxi (có nhiều trong sữa, phô mai, tôm cua), kẽm (hàu, gan động vật), sắt, vitamin D3 và K2 cũng cần được bổ sung đầy đủ để thúc đẩy quá trình tạo xương. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, nước ngọt có gas và thực phẩm siêu chế biến. Những loại này không chỉ nghèo dinh dưỡng mà còn cản trở hấp thu canxi và gây rối loạn chuyển hóa ở trẻ. Các bậc phụ huynh có thể lên danh sách các thực phẩm giúp trẻ tăng chiều cao hoặc thiết kế thực đơn mẫu trong một tuần để dễ dàng duy trì chế độ ăn khoa học và phong phú cho trẻ.

Tăng cường chất lượng giấc ngủ của trẻ

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? Lời khuyên của các chuyên gia là cha mẹ nên tìm cách tăng cường chất lượng giấc ngủ cho bé. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng không kém gì dinh dưỡng trong việc thúc đẩy chiều cao của trẻ.

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? Lời khuyên cho cha mẹ 2
Dinh dưỡng, chiều cao, vận động ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ

Để hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra hiệu quả nhất, trẻ nên đi ngủ trước 10 giờ tối, vì khung giờ từ 23 giờ đến 1 giờ sáng là thời điểm tuyến yên hoạt động mạnh mẽ nhất. Tùy theo độ tuổi, cha mẹ cần đảm bảo trẻ ngủ đủ thời lượng mỗi ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi nên ngủ từ 10 - 12 tiếng, trẻ 6 - 12 tuổi nên ngủ đủ từ 9 - 10 tiếng mỗi ngày.

Một lưu ý quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ là nên tránh cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ. Việc này giúp hạn chế ánh sáng xanh gây ức chế sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ tự nhiên. Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giấc không chỉ giúp xương phát triển tốt mà còn cải thiện khả năng miễn dịch và tốt cho tinh thần của trẻ.

Tăng cường vận động đúng cách

Vận động thể chất đúng cách là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển chiều cao tự nhiên của trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời mỗi ngày ít nhất từ 30 đến 60 phút. Việc này vừa giúp nâng cao thể lực, vừa tăng cường hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Tùy độ tuổi và sở thích, cha mẹ có thể tạo điều kiện để trẻ tham gia các môn thể thao tăng chiều cao như bơi lội, bóng rổ, cầu lông hay đu xà. Nếu có thể, cha mẹ hãy đồng hành cùng con trong các hoạt động vận động. Việc này sẽ giúp tạo động lực, duy trì thói quen tốt cho bé và tăng gắn kết tình cảm gia đình.

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? Lời khuyên cho cha mẹ 3
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu thấy dấu hiệu chậm phát triển

Bổ sung vi chất và hormone nếu được chỉ định

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? Có nên bổ sung vi chất và hormone không? Theo các chuyên gia, việc này cần thiết với những trẻ được bác sĩ xác định là thiếu hụt dinh dưỡng hoặc vi khoáng. Các vi chất cần thiết bao gồm vitamin D3 kết hợp K2 giúp canxi được hấp thu và vận chuyển vào xương hiệu quả. Kẽm, magie, lysine lại hỗ trợ chuyển hóa và phát triển tế bào. Tuy nhiên, việc bổ sung vi chất cần thực hiện có chọn lọc và đúng liều lượng theo hướng dẫn của chuyên gia.

Đối với những trường hợp trẻ thiếu hormone tăng trưởng (GH), bác sĩ nội tiết nhi sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, có thể bao gồm tiêm GH định kỳ dưới sự theo dõi nghiêm ngặt. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý bổ sung hormone hay vi chất khi chưa có chỉ định, để tránh gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài của trẻ.

Can thiệp y tế nếu nguyên nhân bệnh lý

Trong nhiều trường hợp, trẻ chậm phát triển chiều cao bắt nguồn từ các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng hướng là yếu tố quyết định để cải thiện chiều cao hiệu quả và an toàn. Với trẻ bị suy tuyến giáp, cơ thể sẽ bị chậm phát triển cả về chiều cao lẫn thể chất toàn diện. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nội tiết nhi để làm xét nghiệm máu kiểm tra chức năng tuyến giáp. Tùy theo mức độ thiếu hụt, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ phù hợp.

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? Lời khuyên cho cha mẹ 4
Trẻ mắc bệnh lý cần được điều trị kịp thời để bắt kịp đà phát triển chiều cao

Một số trẻ mắc bệnh lý mãn tính, làm suy giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chuyển hóa. Trong trường hợp này, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa (tim mạch, thận, tiêu hóa) để được chẩn đoán và điều trị bệnh nền. Đồng thời, cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn phù hợp, bổ sung vi chất đúng cách và theo dõi sát biểu đồ tăng trưởng.

Dậy thì sớm khiến các đầu xương đóng lại nhanh, làm trẻ thấp hơn khi trưởng thành. Ngược lại, dậy thì muộn cũng có thể khiến quá trình tăng trưởng bị gián đoạn. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường về dậy thì, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa nội tiết. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tuổi xương và xét nghiệm hormone sinh dục để xác định tình trạng và can thiệp đúng lúc.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao. Với sự can thiệp và hỗ trợ đúng đắn từ cha mẹ, trẻ có thể cải thiện chiều cao, bắt kịp đà tăng trưởng. Điều quan trọng là cha mẹ cần có sự tư vấn từ bác sĩ để áp dụng các biện pháp tăng chiều cao cho con một cách khoa học nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin