Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trẻ có thể gặp hội chứng nguy hiểm này nếu nghiện smartphone

Ngày 29/11/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dùng điện thoại thông minh quá mức đến mức bị nghiện, trẻ dễ trở nên hung hãn nếu bị lấy lại và dần vô cảm với thế giới thực tế xung quanh.

Trong thời buổi hiện đại ngày nay, phần lớn ai ai cũng sở hữu một chiếc điện thoại thông minh. Ngoài chuyện đem lại sự tiện lợi về liên lạc và các hoạt động giải trí thì smartphone còn được giao một nhiệm vụ không kém quan trọng chính là ‘giữ trẻ’.

Với quỹ thời gian ít ỏi, nhiều bậc phụ huynh đã giao phó con mình cho chiếc điện thoại thông minh. Nhưng bạn đã bao giờ thử nghĩ, ngay cả người lớn như chúng ta còn bị smartphone chi phối khá nhiều thì trẻ em làm sao có thể tự mình thoát ra khỏi sự cám dỗ của nhiều thứ trong chiếc điện thoại?

Trẻ có thể gặp hội chứng nguy hiểm này nếu nghiện smartphone 1Phụ huynh thường giao phó trẻ cho chiếc điện thoại di động.

Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy con bạn đang nghiện smartphone?

Dấu hiệu cho thấy trẻ nghiện điện thoại thông minh

Ở góc độ chuyên môn, chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện, Đơn vị Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết tình trạng trẻ xem các chương trình trên điện thoại thông minh rất phổ biến. Do đó, để phân biệt giới hạn của việc sử dụng điện thoại bình thường hay bất thường là điều không dễ.

Để biết chính xác trẻ nhà bạn đang ở mức độ nào thì phụ huynh có thể trả lời một số câu hỏi dưới dây.

  1. Khi bị người thân lấy đi điện thoại hoặc không cho sử dụng, trẻ có trở nên tức giận, cáu kỉnh, lo lắng, thậm chí gây hấn không?
  2. Trẻ có từ chối hoặc né tránh các sự kiện xã hội, hoạt động ngoại khóa chỉ để tranh thủ sử dụng điện thoại?
  3. Việc sử dụng điện thoại thông minh có ảnh hưởng tiêu cực đến việc vệ sinh cá nhân, tình bạn, mối quan hệ gia đình hoặc học tập của trẻ hay không?
  4. Việc sử dụng điện thoại thông minh có ảnh hưởng đến thói quen ngủ của con không?
  5. Có bất kỳ thay đổi lớn nào trong tâm trạng hoặc ăn uống của con mà bạn không có cách nào khác để giải thích?
Trẻ có thể gặp hội chứng nguy hiểm này nếu nghiện smartphone 2Trẻ chú ý vào điện thoại mà không quan tâm đến các hoạt động xã hội.

Nếu đa số câu hỏi trên đều nhận về câu trả lời là ‘Có’, điều này chứng tỏ điện thoại đã ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt hằng ngày của trẻ. Lúc này, phụ huynh nên cân nhắc việc đưa trẻ đến các cơ sở tâm lý để có sự can thiệp chuyên môn kịp thời. Còn nếu đa số câu trả lời là ‘Không’, phụ huynh cũng đừng nên chủ quan mà hãy điều chỉnh thời gian cho trẻ sử dụng smartphone phù hợp.

Hội chứng TIC khi trẻ nghiện smartphone

Ngoài một số ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống hằng ngày thì việc sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên còn khiến trẻ gặp phải những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết trẻ sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, xem tivi nhiều sẽ có biểu hiện nháy mắt và giật cơ hàm, nhíu mũi. Ngoài ra, trẻ cũng vô thức phát ra các âm thanh như âm hèm trong họng, hít mũi, gằn giọng. Đây là dấu hiệu điển hình của hội chứng TIC.

“Để khắc phục tình trạng này, cách đơn giản nhất là phụ huynh phải khéo léo giúp trẻ rời xa chiếc smartphone hay máy tính bảng. Nếu trẻ đã ở mức độ nghiện, mỗi ngày chơi nhiều giờ, khóc la, tỏ ra hung bạo khi bị lấy mất thiết bị, bạn nên giảm từ từ”, bác sĩ Tiến nói.

Trẻ có thể gặp hội chứng nguy hiểm này nếu nghiện smartphone 3Phụ huynh hãy giảm thời gian trẻ được tiếp xúc với điện thoại từ từ.

Với những bé chưa nghiện điện thoại, phụ huynh chỉ cần vải ngày giảm bớt thời gian sử dụng là bé đã có thể từ bỏ được ngay. Còn với bé đã nghiện thiết bị công nghệ, phụ huynh cần mất nhiều thời gian hơn để giúp bé thay đổi thói quen không tốt này.

Cách tốt nhất chính là cắt giảm thời lượng sử dụng điện thoại. Nếu trước đây, mỗi ngày bé xem điện thoại suốt 2 tiếng, thì giờ bạn nên giảm dần thời gian xuống còn 1 tiếng. Tuần sau lại tiếp túc giảm nhiều hơn. Bạn không nhất thiết phải buộc bé tránh xa điện thoại ngay lập tức mà nên hạn chế càng nhiều càng tốt. Như vậy tâm lý của bé sẽ thoải mái hơn.

Ngoài ra, thời gian bé không có chiếc điện thoại bên cạnh, bạn nên bù đắp vào bằng những hoạt động tương tác với bé nhiều hơn như cùng chơi lắp ráp với né, các đồ chơi phát triển trí tuệ, thể thao, trò chơi vận động ngoài trời, đàn hát, vẽ tranh,… Duy trì thói quen này sau một khoảng thời gian, chắn chứng nghiện điện thoại của bé sẽ được cải thiện, hội chứng TIC cũng sẽ giảm từ từ và hết hoàn toàn.

Trẻ có thể gặp hội chứng nguy hiểm này nếu nghiện smartphone 4Thay vì cho trẻ chơi điện thoại, mẹ hãy cho bé chơi các trò chơi trí tuệ.

“Trong trường hợp phụ huynh đã điều chỉnh và cân bằng thời gian dùng smartphone của trẻ nhưng tình trạng nháy mắt và giật cơ hàm không thuyên giảm, kéo dài hoặc nặng thêm, bạn nên đưa bé đến các bệnh viện chuyên khoa nhi để được thăm khám tình trạng bệnh”, bác sĩ Tiến khuyến cáo.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Zing News

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm