Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ ho về đêm là do đâu? Cách điều trị mà ba mẹ cần biết

Ngày 07/05/2022
Kích thước chữ

Ho cũng là một dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của trẻ đang gặp vấn đề hoặc do thời tiết trở lạnh. Vậy những nguyên nhân nào gây ho khan về đêm ở trẻ nhỏ?

Ho là triệu chứng liên quan đến sức khỏe mà không thể nào tránh khỏi ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, khi trẻ ho về đêm luôn khiến các ba mẹ lo lắng. Trong bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị ho về đêm và cách chữa trị hiệu quả.

Tại sao trẻ ho khan khi ngủ?

Nhiệt độ về đêm thường thấp

Nhiệt độ về đêm thường thấp dần so với nhiệt độ ban ngày. Vào thời điểm chuyển mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm có thể lên tới 10 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, cộng với không khí khô hanh về đêm chính là nguyên nhân gây ra nhiều cơn ho khan ở trẻ khi ngủ. 

Trẻ ho về đêm là do đâu? Cách điều trị mà ba mẹ cần biết 1 Nhiệt độ về đêm hay thời điểm giao mùa thường rất thấp khiến cơ thể yếu của trẻ dễ cảm lạnh, ho khan

Phòng ngủ không sạch sẽ

Phòng ngủ không được vệ sinh thường xuyên sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, chăn, gối và thú bông của trẻ dính đầy bụi bẩn, lông thú, phấn hoa,... Từ đó trẻ vô tình hít phải trong khi ngủ không chỉ gây ra các cơn ho mà kèm theo hắt hơi, ngứa mũi, khó chịu.

Kê đầu quá thấp

Ho thường kèm theo nghẹt mũi và khó thở. Và tình hình còn tệ hơn khi trẻ ngủ với tư thế đầu thấp hơn người. Vì lúc này chất nhầy và dịch chảy từ mũi xuống họng gây khó chịu khiến bé bị ho nhiều hơn.

Viêm họng 

Viêm họng là bệnh thường gặp ở trẻ em, nếu trẻ bị viêm họng thì dưới tác động của các yếu tố bên ngoài khi đêm xuống khiến bé ho nhiều hơn so với ban ngày. Tình trạng này có thể đi kèm với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, sưng hạch bạch huyết,...

Viêm xoang

Trẻ ho về đêm cũng có thể bị viêm xoang. Lúc này, niêm mạc của đường hô hấp của các xoang bị nhiễm trùng, phù nề, tăng tiết chất nhầy. Vào ban đêm khi trẻ nằm xuống, lượng chất nhầy này sẽ chảy xuống cổ họng và gây kích ứng niêm mạc hầu họng khiến bé ho nhiều, thậm chí ho dữ dội từng đợt.

Hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh mãn tính về đường hô hấp. Những người mắc bệnh này thường rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi sự thay đổi thời tiết hoặc các tác nhân gây dị ứng ngoài môi trường. Tình trạng thực quản lúc này trở nên sưng tấy, hẹp dần và chất nhầy tăng lên, người bệnh sẽ cảm thấy thở khò khè, khó thở, đau tức ngực, ho khan.

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân phổ biến gây ho khan nhưng ít ai nghĩ rằng các cơn ho đêm của trẻ có liên quan đến bệnh này. Vì vậy nếu bé mắc bệnh này, khi đang ngủ lượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản tác động lên hệ thần kinh khí quản làm giãn đường thở và kích thích phản xạ ho.

Các biện pháp làm giảm ho khan về đêm ở trẻ nhỏ

Sử nguyên liệu tự nhiên 

Có thể cho trẻ dùng các loại siro trị ho được làm từ các loại liệu tự nhiên như mật ong hấp lá húng chanh, lá hẹ, nước chanh mật ong, nước gừng hoặc siro ho chiết xuất từ ​​thảo dược thiên nhiên,… Các loại siro này có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt và quan trọng nhất là lành tính và an toàn cho bé.

Nếu bé bị nôn trớ khi ho thì nên chọn sản phẩm có tinh dầu gừng giúp làm ấm họng, tác dụng giảm nôn trớ rất tốt. Ngoài ra trẻ bị ho kèm theo nghẹt mũi, thở hổn hển thì có thể nhỏ 5 - 10 giọt nước muối sinh lý 0.9% để làm sạch lỗ mũi.

Trẻ ho về đêm là do đâu? Cách điều trị mà ba mẹ cần biết 2 Với những trẻ ho về đêm mới phát thì áp dụng các biện pháp tự nhiên rất hiệu quả

Không ăn gần giờ đi ngủ

Ăn gần giờ ngủ có thể khiến trẻ dễ bị ho về đêm, nguyên nhân là do thức ăn không được tiêu hóa kịp, lượng dịch vị tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng chướng bụng. Khi trẻ ăn nhiều vào ban đêm, các cơ bên trong không đóng cửa trên của dạ dày khiến dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể tràn lên thanh quản và gây ho hoặc nôn. Do đó cho trẻ ăn ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để thức ăn tiêu hóa kịp thời.

Cho trẻ uống nhiều nước

Việc uống đủ nước mỗi ngày cho cơ thể rất quan trọng. Nước giúp đường thở của trẻ thông thoáng. Nếu trẻ không uống được sữa hoặc ăn nhiều thức ăn có nước, ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Ngoài việc bổ sung nước, các mẹ nên chuẩn bị các loại súp lỏng, nước trái cây để tăng lượng nước và vitamin cho cơ thể bé.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng trẻ

Tăng độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ sẽ giúp đường thở của trẻ không bị khô đồng thời làm lỏng chất nhầy trong mũi và cổ họng, giúp làm dịu cơn ho và giảm nghẹt mũi. Có thể đặt máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ của trẻ cả đêm hoặc trong phòng chơi của trẻ vào ban ngày.

Rửa mũi cho trẻ

Nếu bé chảy nhiều nước mũi, mẹ có thể tiến hành hút đờm, dịch mũi ra ngoài nhưng nhớ thực hiện nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật. Nhìn chung, việc vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý giúp thông thoáng đường thở cho bé, cổ họng không còn đọng dịch nhầy nên bé dễ thở và ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm.

Trẻ ho về đêm là do đâu? Cách điều trị mà ba mẹ cần biết 3 Rửa mũi, hút dịch trong mũi khiến trẻ dễ dàng thở hơn

Dấu hiệu trẻ ho về đêm có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn hoặc nhiều bệnh lý về hô hấp khác. Do đó, trẻ bị ho về đêm trên 7 ngày kèm theo các triệu chứng như khó thở, đau bụng, ho có đờm đặc xanh hoặc vàng, sốt cao, co giật, chán ăn, khó nuốt,… Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Lưu ý đặc biệt, không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nhìn chung, trẻ ho về đêm có thể do thay đổi thời tiết bình thường và hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà. Nhưng nếu trẻ ho nhiều và kèm theo các triệu chứng bất thường khác, ba mẹ nên ghi lại các triệu chứng và tần suất ho, sau đó đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Hô hấpHo khan