Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Tiêm chủng

Trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng do đâu? Cách chăm sóc cho trẻ sau tiêm

Ngày 25/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiêm vắc xin phòng bệnh được triển khai cho mọi trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng khiến phụ huynh lo lắng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân nhé!

Vậy hiện tượng trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng có nguy hiểm không? Sau khi tiêm vắc xin, bé có thể xuất hiện mẩn đỏ kèm tình trạng sưng nề, đau tại vị trí tiêm. Đây là phản ứng bình thường, kéo dài trong khoảng 12 - 24 giờ và giảm dần.

Nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng

Tiêm phòng là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng có thể là phản ứng phụ với vắc xin phòng bệnh. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này, cụ thể:

  • Phản ứng với vắc xin: Một trong những nguyên nhân chính gây nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng là phản ứng dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin. Cơ thể bé có thể phản ứng với các thành phần này bao gồm tá dược, chất bảo quản hoặc chính các kháng nguyên trong vắc xin. Khi cơ thể của trẻ nhận diện các thành phần này là chất lạ, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại, dẫn đến các biểu hiện dị ứng như mẩn đỏ, sưng tấy và đau tại vị trí tiêm.
  • Sản phẩm không đảm bảo chất lượng: Quá trình tiêm chủng có thể gặp phải sai sót trong các khâu vận chuyển, bảo quản hoặc kỹ thuật tiêm. Sai sót trong vận chuyển và bảo quản có thể làm thay đổi tính chất của vắc xin, gây ra phản ứng không mong muốn. Kỹ thuật tiêm không đúng cách như tiêm quá nông hoặc quá sâu cũng có thể gây ra tổn thương tại chỗ, làm trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng.
  • Phản ứng tâm lý: Lo lắng, sợ hãi quá mức của trẻ trong quá trình tiêm chủng có thể dẫn đến phản ứng stress, gây ra các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, sưng tấy, đau tại vị trí tiêm. Đây là phản ứng tâm lý phổ biến, đặc biệt trong các đợt dịch khi mức độ lo lắng trong cộng đồng tăng cao.
  • Bệnh lý nền: Đôi khi, các phản ứng nổi mẩn đỏ có thể xuất hiện do bệnh lý sẵn có của trẻ, tình cờ trùng hợp với thời điểm tiêm phòng. Những bệnh lý này có thể không liên quan trực tiếp đến vắc xin nhưng vẫn gây ra các triệu chứng tương tự. Việc xác định rõ nguyên nhân cần có sự can thiệp, đánh giá từ các bác sĩ chuyên khoa.

Các biểu hiện thường gặp sau khi tiêm phòng bao gồm sưng nề, đau và nổi mẩn đỏ tại vị trí tiêm, cùng với các phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, chán ăn, quấy khóc. Đây là các dấu hiệu bình thường, chứng tỏ cơ thể trẻ đang đáp ứng với vắc xin, thường tự khỏi sau một vài giờ hoặc vài ngày.

Nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng và cách chăm sóc cho trẻ sau tiêm 1
Tình trạng trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng có thể do phản ứng với vắc xin

Nếu bé nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Việc trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng là một tình trạng phổ biến, thường không đáng lo ngại nếu không có những dấu hiệu bất thường khác đi kèm.

Sau khi tiêm phòng, một số trẻ có thể phản ứng bằng cách nổi mẩn đỏ tại vị trí tiêm. Đây là biểu hiện phản ứng dị ứng phổ biến nhất, thường do hệ miễn dịch phản ứng lại với thành phần trong vắc xin. Các triệu chứng này bao gồm sưng tấy, đau nhẹ và nổi mẩn đỏ xung quanh vùng tiêm.

Nếu trẻ chỉ có biểu hiện nổi mẩn đỏ tại vị trí tiêm mà không có các triệu chứng bất thường khác như mẩn đỏ lan rộng, sốt cao, ngứa, nôn mửa, đau ngực, chóng mặt, co giật, đồng thời trẻ vẫn ăn ngủ, sinh hoạt bình thường thì không đáng lo ngại.

Ngược lại, nếu tình trạng nổi mẩn đỏ đi kèm với các dấu hiệu như ngứa dữ dội, mề đay, nôn mửa, đau ngực, chóng mặt, co giật… thì đây có thể là những biểu hiện của phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, xử trí kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng và cách chăm sóc cho trẻ sau tiêm 2
Hiện tượng trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng có nguy hiểm không?

Bao lâu thì trẻ hết mẩn đỏ sau tiêm vắc xin?

Sau khi tiêm phòng, một số trẻ có thể phản ứng bằng cách nổi mẩn đỏ tại vùng tiêm. Thời gian để các triệu chứng này giảm đi có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại vắc xin kết hợp với cơ địa của từng trẻ. Một số trẻ có thể nhanh chóng khỏi mẩn đỏ trong vài giờ, trong khi đối với những trẻ khác, mẩn đỏ có thể kéo dài hơn vài ngày.

Ngoài hiện tượng trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng có thể kèm theo một số phản ứng thông thường khác, bao gồm:

  • Sốt nhẹ (38 - 38.5°C): Sốt nhẹ là phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin, thường tự hết sau vài ngày.
  • Quấy khóc và ăn uống kém hơn bình thường: Do cơ thể của trẻ phản ứng với vắc xin, có thể gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng tạm thời đến thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
  • Vết tiêm sưng nhẹ: Vùng tiêm có thể sưng nhẹ hoặc hình thành cục sau tiêm phòng, đây là phản ứng dị ứng thông thường, sẽ giảm dần theo thời gian.
Nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng và cách chăm sóc cho trẻ sau tiêm 3
Trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn bình thường

Chăm sóc cho trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng

Dưới đây là những điều cần biết về cách chăm sóc trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng, bao gồm:

  • Nếu trẻ nổi mẩn đỏ tại địa điểm tiêm phòng: Cha mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế. Đặc biệt, nếu trẻ nổi mẩn đỏ và xuất hiện các dấu hiệu bất thường như ngứa, mề đay, khó thở, nôn, đau ngực, chóng mặt, co giật, cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
  • Nếu trẻ nổi mẩn đỏ sau khi về nhà, cha mẹ cần liên hệ ngay với cơ sở tiêm chủng và đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi và xử trí. Đây là biện pháp đảm bảo trẻ được chăm sóc sớm và hiệu quả.

Thông thường, mẩn đỏ và các phản ứng tại chỗ khác như đau, sưng tấy tại nơi tiêm thường tự giảm sau 12 - 24 giờ mà không cần can thiệp y tế. Trong thời gian đó, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau giúp trẻ dễ chịu hơn như:

  • Chườm lạnh tại vị trí tiêm: Chườm lạnh tại vị trí tiêm có thể giúp giảm đau và sưng. Tuyệt đối không nên chườm nóng, xoa dầu, nặn bóp, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Xử lý sốt nhẹ: Nếu trẻ có sốt nhẹ dưới 38.5 độ C có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol sau khi được chỉ định bởi bác sĩ. Đồng thời, đảm bảo trẻ uống đủ nước, mặc quần áo thoáng mát và nghỉ ngơi ở nơi thoáng đãng.

Tuy nhiên, ngoài mẩn đỏ mà trẻ có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào như kích thích, vật vã, phát ban, mề đay, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt, khó thở, nghẹt thở, đau quặn bụng, tiểu tiện không tự chủ, đau đầu, chóng mặt, giãy giụa, co giật, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng và cách chăm sóc cho trẻ sau tiêm 4
Cha mẹ cần cho con đi khám nếu tình trạng tiến triển nặng

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về hiện tượng trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng. Cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé sau khi tiêm phòng, từ đó đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần thiết sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé sau mỗi lần tiêm vắc xin.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là điểm đến tin cậy cho người dân trong việc tiêm phòng vắc xin bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Chúng tôi tự hào về đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng hàng đầu. Với mục tiêu tạo ra miễn dịch mạnh mẽ cho cộng đồng, chúng tôi cung cấp các loại vắc xin hàng đầu từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Hệ thống lưu trữ vắc xin của chúng tôi tuân thủ các tiêu chuẩn cao, đảm bảo vắc xin luôn được bảo quản và vận chuyển một cách an toàn. Đến với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bạn sẽ được đón tiếp và chăm sóc tận tình, mang lại sự yên tâm và tin tưởng khi tiêm chủng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin