Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Táo bón là một tình trạng rối loạn tạm thời hoặc là triệu chứng của một số loại bệnh lý nào đó khiến trẻ khó khăn khi đi ngoài. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón có nguy hiểm không? Đây là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm sữa vô cùng lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em tìm hiểu về chứng táo bón ở trẻ sơ sinh cùng cách xử lý khi trẻ bị táo bón nhé.
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến do hệ hóa của trẻ còn non yếu. Tuy nhiên, nếu để táo bón kéo dài mà không có phương pháp điều trị dứt điểm, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm từ táo bón như: Sa trực tràng, viêm ruột, tắc ruột, trĩ, tích tụ độc tố trong cơ thể...
Bình thường, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài khoảng 4 - 5 lần một ngày hoặc có thể nhiều hơn. Phân bình thường của trẻ có màu vàng, dạng hoa cà hoa cải. Phân của trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thường mềm hơn so với những trẻ có bú sữa công thức.
Nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì sẽ không bao giờ bị táo bón. Trên thực tế, trẻ sơ sinh bú mẹ vẫn có bị táo bón như thường, nhưng tỉ lệ bị táo bón ở những trẻ này sẽ thấp hơn so với trẻ dùng sữa công thức.
Một trong những dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh là dựa vào tính chất phân và tần suất đi ngoài của trẻ. Khi bị táo bón, phân của trẻ thường cứng, vón cục như phân dê, những cục vón sẽ có kích thước to nhỏ cũng tùy vào từng trường hợp hoặc phân keo dính. Bên cạnh đó, khi đi ngoài, trẻ sẽ vô cùng khó chịu, trẻ phải rặn đỏ mặt, thậm chí quấy khóc. Khi bị táo bón, tần suất đi ngoài của trẻ rất ít, ít 1 - 2 lần một tuần hoặc lâu hơn.
Dầu vậy, nếu tần suất đi ngoài ở trẻ sơ sinh ít thì ba mẹ đừng vội kết luận con bị táo bón. Đây chỉ là điều kiện cần nhưng không đủ. Nếu trẻ lâu đi ngoài, nhưng phân vẫn mềm sệt, xì hơi tốt, không khó chịu hay quấy khóc, trẻ vẫn ăn uống, sinh hoạt và tăng cân đều đặn... thì cũng không có gì phải lo. Tình trạng này chỉ biểu hiện của giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là quá trình phát triển tăng thể tích ruột của trẻ hơn ở mức bình thường. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng.
Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi. Một số trường hợp trẻ có thể gặp tình trạng sớm hơn. Giai đoạn giãn ruột sinh lý thường kéo dài trong khoảng thời gian 2 - 3 tháng liên tục, tính từ lúc xuất hiện hiện tượng này.
Táo bón không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu mẹ không chữa trị sớm cho bé yêu mà để kéo dài thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một vài biến chứng do táo bón gây ra:
Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ trực tràng bị lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Bạn cũng có thể hiểu là hiện tượng trực tràng thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn. Sa trực tràng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của bé. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp nên bạn cần cẩn thận.
Khi bị táo bón, phân sẽ ứ đọng một lượng trong ruột lâu ngày mà không được đào thải ra ngoài. Điều này có thể gây ra hiện tượng viêm ruột, tắc ruột, nguy hiểm hơn là bục ruột. Tình trạng này thường đi kèm với các biểu hiện chướng bụng, đau bụng từng cơn xảy ra liên tục, không xì hơi được… Mẹ có thể để ý để nhận biết sớm táo bón và điều trị cho trẻ.
Khi phân bị ứ đọng trong ruột lâu ngày được đào thải ra ngoài sẽ làm cho quá trình hấp thụ ngược diễn ra. Khi đó, phân trở nên cứng, khô hơn và vón cục. Nếu trẻ cố sức để đẩy lượng phân này ra ngoài, khi đi qua hậu môn, nó dễ gây tổn thương niêm mạc và nứt kẽ hậu môn. Tình trạng nứt kẽ hậu môn sẽ khiến trẻ rất đau đớn, khó chịu, thậm chí là chảy máu...
Khị táo bón, lượng phân không được đào thải ra ngoài nên thường gây cho trẻ cảm giác bị đầy hơi, chướng bụng. Trẻ sẽ không có cảm giác thèm ăn, chán ăn, biếng ăn, ăn uống không ngon miệng, kém hấp thu, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng...
Phân tích tụ lại trong trực tràng quá lâu không được đào thải ra ngoài khiến quá trình hấp thụ ngược diễn ra. Độc sẽ tồn đọng và quay trở lại cơ thể, làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác.
Như vậy, thắc mắc "Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón có nguy hiểm không, trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?" thì đến đây hẳn mẹ bỉm đã có được câu trả lời rồi. Để tránh xảy ra các biến chứng do táo bón, mẹ bỉm hãy sớm tìm cách chữa trị tình trạng táo bón để trẻ nhanh chóng có được cảm giác dễ chịu, ăn uống ngon miệng và phát hiện khỏe mạnh.
Trẻ sơ sinh bị táo bón là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Nếu táo bón không phải do bệnh lý, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà qua một số phương pháp sau đây:
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ hiểu được trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón có nguy hiểm không cùng những biến chứng do chứng táo bón gây ra nếu không sớm chữa trị. Hi vọng mẹ bỉm đã có đủ kiến thức để giúp bé yêu có được giai đoạn phát triển ổn định, khỏe mạnh kể từ khi chào đời.
Uyên Hồ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...