Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi trẻ uống thuốc hạ sốt mà không giảm, mẹ cần nhanh chóng hạ sốt bằng nhiều biện pháp khác nhau để hạn chế các hậu quả do cơn sốt mang lại cho bé. Cách
Cách hạ sốt cho trẻ, đặc biệt là đối với các em bé sơ sinh là điều mà mọi ông bố, bà mẹ cũng như các bậc phụ huynh nói chung phải nằm lòng để kịp thời xử lý nếu xảy ra trường hợp bé bị sốt uống thuốc mà không giảm. Vậy, cách nào giúp hạ sốt nhanh mà lại an toàn cho sức khỏe của trẻ?
Hiện nay theo các bác sĩ, việc bé bị sốt đang được chia làm 3 mức độ. Mức độ thứ nhất là mức độ bé bị sốt nhẹ. Khi này, nhiệt độ cơ thể của bé sẽ dao động trong khoảng từ 37 – 38 độ C. Mức độ thứ hai đó là trường hợp bé bị sốt vừa. Dạng sốt này, thân nhiệt của bé sẽ nằm ở mức 38,5 – 39 độ C. Và ở mức độ cuối cùng, trẻ bị sốt nặng là khi nhiệt độ của trẻ từ 39,5 độ trở nên.
Để xác định mức độ sốt của bé thì trước tiên, mẹ quan sát các biểu hiện bên ngoài của bé. Tiếp đến, mẹ dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ chính xác của cơ thể bé. Sau khi xác định được mức thân nhiệt thì lúc này, bố mẹ sẽ xem xét để đưa ra phương án xử trí cho phù hợp.
Nếu trẻ uống thuốc hạ sốt mà không giảm, thì mẹ cũng phải tìm cách hạ sốt nhanh cho trẻ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu:
Lau mát
Bố mẹ dùng khăn mềm nhúng vào nước hơi ấm, vắt không quá khô, lau nhẹ khắp người trẻ, đặc biệt là ở nách, bẹn và trán. Tránh dùng nước lạnh, tuyệt đối không dùng nước có pha rượu, cồn.
Bù nước
Khi trẻ bị sốt uống thuốc hạ sốt mà không giảm, lúc này cơ thể bị thiếu nước, chúng ta phải chủ động cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung lượng nước cần thiết cho trẻ và cân bằng nhiệt độ cơ thể trẻ.
Khi sốt, cơ thể trẻ mất nước, muối, năng lượng và các vitamin tan trong nước do đổ mồ hôi. Nên bù lại bằng cách cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây giàu vitamin C và nhóm B.
Ăn uống
Với trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần cho bú nhiều lần và thời gian mỗi lần lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú được, cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa bón. Trẻ lớn hơn nên tăng thêm số bữa trong ngày với các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa.
+ Đúng thời điểm, dùng thuốc khi trẻ sốt cao từ 38.5 độ C trở lên
+ Đúng loại thuốc hạ sốt, bé bị tiêu chảy dùng thuốc uống không dùng thuốc đặt hậu môn, bé bị sốt phát ban dùng thuốc uống không dùng thuốc cao dán,…
+ Đúng liều, liều dùng thuốc hạ sốt quy định từ 10 – 15mg/kg, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng. Không dùng quá 6 lần/ngày
+ Dùng thuốc hạ sốt phải kết hợp các biện pháp hạ sốt khác để tránh tình trạng trẻ bị sốt uống thuốc hạ sốt mà không giảm
Khi đã dùng tất cả các biện pháp trên, trẻ vẫn còn các dấu hiệu như: sốt cao kéo dài, nôn mửa, tím tái, khó thở thậm chí co giật…hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Thu Hà
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.