Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Triệu chứng hay quên ở tuổi dậy thì thường không thể hiện rõ ràng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này có nguy hiểm không?
Nhiều bạn trẻ trong giai đoạn phát triển thường mắc phải chứng hay quên. Vậy triệu chứng hay quên ở tuổi dậy thì là gì? Tình trạng này có kéo dài hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Suy giảm trí nhớ là tên gọi chung chỉ chứng hay quên, suy giảm nhận thức, trí nhớ ngắn hạn,... Nguyên nhân sâu xa gây ra hiện tượng vận chuyển thông tin thông qua vỏ não bị ngưng trệ. Từ đó, gây ra sự suy giảm trí nhớ ở người bệnh.
Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn, gây ra mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn, sa sút khả năng tư duy và giảm thiểu kết quả học tập.
Suy giảm trí nhớ không chỉ xuất hiện ở người già, phụ nữ sau khi mang thai mà còn diễn ra trong quá trình dậy thì.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất trí nhớ. Các nhà khoa học đã chia thành 4 nguyên nhân chủ yếu, đó là:
Ở độ tuổi dậy thì, việc học tập vẫn là nhiệm vụ chính của tất cả học sinh. Khi trải qua các kỳ thi, nhiều bạn trẻ sẽ bị căng thẳng thần kinh do lo lắng. Thậm chí, học quá nhiều cũng gây ra tác dụng ngược lại, khiến bạn cảm thấy khó tư duy hơn, khó ghi nhớ và tiếp thu bài học. Điều này khiến học sinh chán nản, lơ đãng và mất tập trung trong làm việc và học tập.
Trong độ tuổi dậy thì, lượng hormone sẽ thay đổi liên tục khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ. Khi thiếu ngủ, năng lượng trong cơ thể không thể phục hồi. Từ đó, khả năng vận động và ghi nhớ thông tin của vỏ não cũng bị hạn chế đáng kể. Đầu óc thiếu tỉnh táo sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi dài ngày và mất trí nhớ ngắn hạn.
Càng lớn, thời gian nghỉ ngơi càng ít đi. Hơn nữa, làm bài trong thời gian quá dài khiến não bộ bị quá tải. Vì vậy, thay vì cố gắng làm đủ số lượng bài tập, bạn nên sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý.
Để cơ thể được phát triển khỏe mạnh và phát triển toàn diện, bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Việc ăn uống thất thường, thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm vitamin B làm cho cơ thể và não bộ bị suy nhược trầm trọng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu B1 trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh suy giảm trí nhớ ngắn hạn, ngăn chặn quá trình duy trì và sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh.
Suy giảm trí nhớ ở ở tuổi dậy thì thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của những căn bệnh khác. Để phân biệt triệu chứng hay quên ở tuổi dậy thì, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu như:
Triệu chứng hay quên ở tuổi dậy thì tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng theo thời gian, tình trạng này sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn. Những hậu quả do triệu chứng này có thể kể đến như:
Suy giảm trí nhớ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ có thể giúp trẻ cải thiện triệu chứng hay quên ở tuổi dậy thì bằng những thói quen đơn giản như:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nhận biết được các triệu chứng hay quên ở tuổi dậy thì. Hãy cùng con thiết lập thói quen sống lành mạnh để cải thiện hội chứng này nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Benhvienthucuc.vn
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.