Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị côn trùng tấn công là vấn đề rất hay gặp trong đời sống thường ngày. Tùy loại côn trùng và mức độ tổn thương sẽ có những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, nếu can thiệp sớm và đúng cách sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra. Vậy nên làm gì khi bị côn trùng cắn? Cùng tìm hiểu nhé!
Tùy cơ địa mỗi người, khi bị côn trùng đốt cơ thể sẽ có những phản ứng đa dạng khác nhau. Thông thường, ở những người có cơ địa không bị dị ứng, côn trùng cắn chỉ là để lại dấu vết nhỏ gây phản ứng tại chỗ.
Trước khi tìm hiểu nên làm gì khi bị côn trùng cắn, bạn cần biết một số nguyên nhân có thể khiến côn trùng bị thu hút và cắn người như:
Nắm rõ nguyên nhân dẫn tới côn trùng cắn sẽ giúp bạn giảm thiểu sự cố này
Côn trùng cắn được chia thành 2 loại chính: Nhóm không có độc và nhóm có độc. Cụ thể:
Người bị côn trùng không có độc đốt thường không xuất hiện triệu chứng hoặc chỉ có các biểu hiện nhẹ như: Có cảm giác ngứa, da có nốt sần, nổi mề đay… Vết cắn do côn trùng gây ra có thể là màu đỏ hoặc nốt bỏng rộp.
Người bị côn trùng có độc cắn thường có vết đốt bị sưng tấy kèm theo cảm giác đau đớn. Đặc biệt, nếu là người có cơ địa mẫn cảm sẽ xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn như: Bị phù nề, phát ban toàn thân, khó thở, sốc phản vệ... Nếu không được xử lý và có biện pháp điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc gây ra.
Côn trùng cắn chia thành 2 loại là không có độc và có độc
Tùy vào vết cắn, đốt hay chích của mỗi loại côn trùng khác nhau sẽ có những dấu hiệu để nhận biết khác nhau. Các biểu hiện thường gặp gồm:
Ban đầu, vết côn trùng cắn thường khá nhỏ nhưng sau đó dần sưng to lên. Nguyên nhân là vì phản ứng nhạy cảm giữa cơ thể người bị đốt với ngòi từ vết cắn của côn trùng. Bên cạnh cảm giác ngứa, đau lúc ban đầu mẩn ngứa, các nốt sưng phù và những nốt mụn nước sẽ hình thành trong vòng 48 giờ sau khi bị côn trùng đốt.
Một số loài côn trùng cắn để lại phản ứng sưng, ngứa trên da người bị đốt bao gồm: Muỗi, kiến lửa, ong vò vẽ... Là những côn trùng thường gặp nhưng bạn không nên chủ quan vì chúng cũng là nguyên nhân gây sốt rét, sốt xuất huyết… Những biểu hiện sưng hay ngứa thông thường sẽ tự hết trong vài giờ. Tuy nhiên, bạn cần xử lý kịp thời khi bị côn trùng cắn nếu cơ thể có phản ứng bứt rứt hay đau nhức.
Kiến lửa, kiến ba khoang, muỗi, ong… là những côn trùng có thể làm cho mắt bị ngứa và sưng khi cắn gần mắt... Lúc này, bạn cần xử lý thật cẩn thận, tham khảo ý kiến bác sĩ để biết những việc cần làm và nên tránh vì mắt là giác quan nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương.
Một số loại côn trùng cắn sưng mủ, ngứa ngáy và đau đớn có thể kể đến như: Muỗi, bọ chét, ong... Biện pháp xử lý an toàn và tốt nhất lúc này là hãy đến cơ sở y tế để có cách điều trị phù hợp.
Bị sưng mủ là triệu chứng thường thấy khi bị côn trùng cắn
Kiến ba khoang và ong vò vẽ là những côn trùng nguy hiểm vì sau khi cắn sẽ gây ra các phản ứng nguy hiểm như: Vết cắn bỏng rát, ngứa lâu và lan rộng, phát ban đỏ, nổi hạch, xuất huyết trên da, sốt hay sốc phản vệ. Do vậy, khi thấy côn trùng cắn và xuất hiện những dấu hiệu trên bạn không nên chủ quan mà cần có những cách xử lý nhanh chóng và phù hợp.
Sau đây là một số biện pháp xử lý khi bị côn trùng cắn an toàn, thích hợp để bạn tham khảo:
Dầu hoa trà Camellia giúp cải thiện triệu chứng côn trùng cắn
Hầu hết các trường hợp côn trùng cắn thường chỉ xảy ra các phản ứng nhẹ, đau ngứa và sưng đỏ… trong vài giờ và sẽ tự khỏi mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị côn trùng tấn công hơn cả. Do đó, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa, thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, sử dụng thuốc bôi chống côn trùng để bảo vệ bản thân cũng như các thành viên trong gia đình trước côn trùng gây hại.
Minh QA
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.