Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Côn trùng luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Nếu không may bị côn trùng đốt, bạn cần tìm cách xử lý để tránh nhanh để tránh biến chứng. Nhìn chung, mức độ tổn thương do côn trùng đốt không quá nặng. Tuy nhiên, có một số trường hợp nọc độc của côn trùng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các vết côn trùng cắn khiến làn da nhạy cảm dễ sưng đỏ, ngứa ngáy. Bị côn trùng cắn sưng mủ, sưng đỏ cảm giác rất khó chịu nên mọi người cố tìm mọi cách làm giảm triệu chứng này càng nhanh càng tốt . Tuy nhiên, sẽ có những cách xử lý đúng và những cách không khoa học. Dưới đây là hướng dẫn về cách xử lý đúng khi bị côn trùng cắn sưng mủ mà bạn nên biết.
Côn trùng cắn được chia thành hai loại: Côn trùng có độc và côn trùng không có độc.
Trong trường hợp côn trùng không độc: Chúng thường chỉ cắn để phòng vệ hoặc để hút máu như muỗi. Vết cắn của một loại côn trùng không độc chỉ bị ngứa, sưng đỏ nhẹ. Những vết cắn này sẽ tự động hết sau một thời gian ngắn và không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Đối với nhóm côn trùng có độc: Ba mẹ nên cẩn thận để ý vết thương và theo dõi sức khỏe của bé. Nói chung, côn trùng có độc cắn cho cảm giác đau nhói ngứa, sưng tấy, có mủ, mụn nước, chảy dịch.
Khi bị trúng độc có thể cảm thấy khó thở, nổi mẩn, sưng họng, sưng lưỡi. Đây là những dấu hiệu mà bạn nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. Các vết đốt do bọ chét và rệp thường gây ngứa, đỏ da và thường tập trung ở vùng da dưới quần áo. Bọ chét thường để lại những mụn nước nhỏ trên da. Còn nếu bé bị chuồn chuồn hoặc kiến cắn sưng mủ, vết cắn sẽ đỏ và đau nhức, vết đốt của kiến lửa có thể gây ra mụn nước và bóng nước trên trong vài giờ.
Trong hầu hết các trường hợp bị côn trùng cắn thì không quá nguy hiểm các phản ứng thường là đau, ngứa và đỏ. Các triệu chứng này thường tự biến mất trong vài giờ. Tuy nhiên vết cắn nghiêm trọng cơ thể sẽ có phản ứng lan tỏa, lúc này bạn sẽ cảm thấy bồn chồn do ngứa ngáy dữ dội, thậm chí đau toàn thân.
Vết côn trùng đốt khiến cơ thể đau đớn, khó chịu, có thể mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Những tổn thương do côn trùng đốt là điều vô cùng đáng lo ngại đối với một số người có cơ thể nhạy cảm. Bạn có thể bị dị ứng toàn thân, nổi mề đay, khó thở, sốt cao hoặc trong trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ. Trường hợp này nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với vết thương do côn trùng đốt, nếu không được điều trị kịp thời, vết thương sưng tấy chảy mủ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
Đây là bước quan trọng không nên bỏ qua để hạn chế vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác. Bạn chỉ cần dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để rửa vết cắn hoặc dùng dung dịch sát khuẩn để làm sạch.
Cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến người bị càng muốn gãi vào chỗ bị cắn nhiều hơn. Lúc này, một liều thuốc tê để quên đi cơn ngứa ngáy này bằng cách dùng đá chườm lên vết cắn khoảng 5 phút, nếu bạn vẫn còn ngứa thì tiếp tục chườm đá.
Chuẩn bị một ít nước ấm và một chiếc khăn sạch. Nhúng khăn vào nước ấm sau đó đắp lên vết cắn trong 10 phút. Nước ấm kích thích, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và hạn chế tình trạng sưng tấy, nhiễm trùng vết cắn có hiệu quả hơn.
Khi bị côn trùng đốt có sưng mủ, da rất dễ để lại sẹo. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua bước kháng viêm và liền sẹo. Sau khi thực hiện xong 3 bước làm sạch, giảm ngứa, giảm sưng tấy ở trên, bạn nên sử dụng các loại thuốc bôi côn trùng cắn chuyên biệt. Chỉ cần thoa lên vùng da bị tổn thương 2 - 3 lần mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy lùi các triệu chứng sưng tấy, ngứa và mẩn đỏ do côn trùng đốt.
Một biện pháp dân gian được áp dụng là dùng nước bọt bôi lên vết côn trùng đốt. Theo các bác sĩ cho biết cách dùng nước bọt bôi vào vết côn trùng cắn là trái khoa học.
Cách này không có tác dụng giảm sưng hay ngứa và cũng không được kiểm chứng khoa học nên rất nguy hiểm. Nước bọt của người chứa nhiều vi khuẩn khác nhau có thể tấn công vùng da bị tổn thương, gây viêm nhiễm hoặc dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Dầu gió hay dầu nước xanh được ví như một phương thuốc chữa các bệnh như ho, sổ mũi, sốt, đau bụng, nhức đầu,… đều dùng dầu gió. Nhưng dầu gió có thể giảm sưng, đau do côn trùng cắn không?
Dầu nước xanh có chứa methyl salicylate, rất tốt để giảm đau. Nhưng nó có thể gây kích ứng da, khiến cơ thể bị rối loạn thân nhiệt. Tương tự như dầu gió, mật ong cũng được nhiều người lạm dụng để trị vết côn trùng cắn. Thay vì sử dụng dầu gió, mật ong, bạn nên dùng các loại kem đặc trị giúp giảm sưng, ngứa một cách an toàn, hiệu quả, kháng viêm và không gây dị ứng.
Xử lý đúng cách khi bị côn trùng cắn sưng mủ là điều cần thiết mà bạn phải nắm được để bảo vệ bản thân. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có được câu trả lời đầy đủ và chính xác về tính nghiêm trọng và cách điều trị côn trùng cắn. Ngoài ra bạn hãy sử dụng ngay dịch vụ phòng trừ côn trùng gây hại để đảm bảo môi trường sống an toàn, sạch sẽ.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.